Saudi Aramco dịch chuyển cấu trúc hoạt động như thế nào? (Kỳ II)
Quy mô, tính kinh tế theo quy mô và địa chất độc đáo của các mỏ giếng dầu khí cho phép Saudi Aramco khai thác dầu với chi phí sản xuất chỉ 3,2 USD/thùng dầu và chi phí vốn đầu tư chỉ 6,3 USD/thùng dầu, cho đến nay được coi là mức thấp nhất trên thế giới. Đây còn là công ty hydrocarbon có lợi nhuận cao nhất trên thế giới nhờ chi phí sản xuất thấp nhất và trữ lượng dồi dào (251,2 tỷ thùng dầu). Hoạt động kinh doanh của Saudi Aramco bao gồm thăm dò và sản xuất hydrocarbon (dầu thô, khí đốt tự nhiên, khí ngưng tụ, NGL), hóa chất cơ bản cũng như tinh chế, phân phối và sản xuất các sản phẩm hóa dầu. Hiện Saudi Aramco đang hoạt động ở ba thị trường năng lượng toàn cầu chính ở châu Á, châu Âu và khu vực Bắc Mỹ. Theo tính toán của AlJazira Capital, trong tổng sản lượng hydrocarbon là 12,8 triệu thùng/ngày (2023), trong đó bao gồm dầu thô chiếm 9,6 triệu thùng/ngày (75%), khí đốt tự nhiên chiếm 1,8 triệu thùng/ngày (17%), NGL chiếm 0,95 triệu thùng/ngày (9%), Ethane chiếm 0,3 triệu thùng/ngày (3%) và khí ngưng tụ (condensate) chiếm 0,18 triệu thùng/ngày (2%).
Phân khúc kinh doanh
Hiện các phân khúc hoạt động chính của Saudi Aramco là phân khúc thượng nguồn và hạ nguồn, được sự hỗ trợ bởi các bộ phận kinh doanh của bản hãng. Hoạt động thượng nguồn của Saudi Aramco chủ yếu diện ra ở ngay tại các cơ sở của doanh nghiệp tại KSA, trong khi các hoạt động kinh doanh hạ nguồn thì lại diễn ra trên toàn cầu.
Kinh doanh thượng nguồn: Hoạt động ở mảng thượng nguồn bao gồm quá trình thăm dò, phát triển và sản xuất dầu thô, khí ngưng tụ condensate, khí tự nhiên và NGL. Saudi Aramco hiện là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên duy nhất ở Vương quốc Anh, với danh mục đầu tư phong phú về chất lỏng bao gồm khí ngưng không pha trộn và NGL có nguồn gốc từ sản xuất dầu thô. Saudi Aramco hiện hoạt động chủ yếu ở tỉnh miền Trung và miền Đông của KSA, nơi có hệ thống mạng lưới đường ống rộng lớn kết nối các mỏ giếng dầu khí và các đơn vị cơ sở chế biến. Saudi Aramco trước đây chuyên tập trung vào kinh doanh thượng nguồn song nay đã tăng cường đa dạng hóa sang các hoạt động hạ nguồn để ứng phó với những biến động về nhu cầu dầu toàn cầu. Sự thay đổi chiến lược này của Saudi Aramco đã khiến tỷ trọng đóng góp vào doanh thu của bản hãng đã giảm từ mức 62% trong năm tài khóa 2018 xuống chỉ còn 46% vào năm tài khóa 2023. Bất chấp sự sụt giảm doanh thu này, Saudi Aramco vẫn tiếp tục duy trì lợi thế cạnh tranh trong các hoạt động thượng nguồn nhờ khả năng sản xuất tỷ lệ chất lỏng cao hơn với chi phí thấp hơn, điều này cho phép Saudi Aramco đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn và củng cố vị thế vẫn là một trong số những nhà sản xuất dầu khí hàng đầu thế giới và kinh doanh hiệu quả trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Kinh doanh hạ nguồn: Phân khúc này bao gồm lọc dầu, sản xuất hóa dầu, cung cấp, phân phối sản phẩm, giao dịch, tiếp thị và sản xuất điện. Saudi Aramco điều hành mọi hoạt động kinh doanh lọc dầu của mình thông qua các vận hành thuộc sở hữu hoàn toàn của bản hãng cũng như sự hợp tác với các nhà máy lọc dầu công nghiệp toàn cầu. Hoạt động kinh doanh lọc dầu của Saudi Aramco ngay tại KSA được hỗ trợ bởi các chi nhánh và hệ thống phân phối trong cả nước, điều này đã đem lại cho Saudi Aramco khả năng tiếp cận duy nhất vào thị trường nội địa với tư cách là nhà cung cấp duy nhất. Ngoài thị trường nội địa, Saudi Aramco còn tập trung đầu tư mạnh mẽ vào hạ nguồn tại các khu vực có tốc độ tăng trưởng cao như Trung Quốc, CH Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á, Hoa Kỳ và các trung tâm nhu cầu quan trọng khác phụ thuộc vào dầu thô nhập khẩu.
Trong năm qua, Saudi Aramco đã đa dạng hóa tổng doanh thu của mình bằng cách tích hợp các hoạt động dầu khí với hoạt động kinh doanh lọc dầu ở phân khúc hạ nguồn. Điều này đã thúc đẩy tỷ trọng doanh thu của hoạt động kinh doanh hạ nguồn của Saudi Aramco từ mức 38% (2018) đã tăng lên 54% (2023). Phân khúc hạ nguồn hoạt động với tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với phân khúc thượng nguồn khi mà lợi nhuận trước lãi vay và thuế (Earnings Before Interest and Tax-EBIT) của Saudi Aramco dao động trong khoảng từ -4,9% đến 7,9% trong giai đoạn tài khóa 2018-2023. Trong tương lai, trọng tâm của Saudi Aramco vẫn sẽ là tăng cường hoạt động kinh doanh tại các khu vực địa lý tăng trưởng cao quan trọng, gia tăng cung cấp dầu thô của KSA cho các nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu hoàn toàn của Saudi Aramco hoặc liên kết. Mặc dù sự tập trung ngày càng gia tăng vào mức giảm này, Saudi Aramco vẫn tiếp tục duy trì lợi thế cạnh tranh trong các hoạt động thượng nguồn nhờ khả năng sản xuất tỷ lệ chất lỏng cao hơn với chi phí san xuất thấp hơn, điều này cho phép bản hãng đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn và củng cố vị thế là nhà sản xuất dầu khí hàng đầu thế giới và đạt hiệu quả cao trong thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Hoạt động kinh doanh: Hiện các hoạt động của Saudi Aramco chủ yếu nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh thượng nguồn và hạ nguồn, trong đó bao gồm các dịch vụ kỹ thuật quan trọng đối với sự thành công trong hoạt động kinh doanh cốt lõi của Saudi Aramco, cũng như các vấn đề về nhân sự, tài chính, pháp lý và doanh nghiệp.
Phân tích đánh giá những đối thủ dầu khí ngang cơ
Do nhiều thành phần sản phẩm thiên về chất lỏng hơn so với các công ty đầu khí quốc tế IOC toàn cầu khác nên điều này đã giúp Saudi Aramco tạo ra mức lợi nhuận cao hơn. Không giống như các IOC khác, thành phần sản phẩm của Saudi Aramco thiên về chất lỏng khi nó chiếm tới 83% tổng sản lượng so với mức từ 46% - 63 % của các gã khổng lồ dầu khí khác như ExxonMobil, Shell plc, BP, Total SA và Chevron. AlJazira Capital tin tưởng việc Saudi Aramco thiên về chất lỏng hơn, nơi họ có lợi thế là nhà sản xuất với chi phí thấp là điểm khác biệt chính giữa các đối thủ IOC toàn cầu khác. Điều này cho phép Saudi Aramco được hưởng lợi bằng cách tạo ra lợi nhuận cao hơn cho mỗi thùng dầu tương đương (BoE) được khai thác, sản xuất.
Hạ nguồn có ảnh hưởng đối với các đối thủ IOC toàn cầu của Saudi Aramco
Trong những năm qua, Saudi Aramco đã đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình bằng cách mở rộng sang các hoạt động hạ nguồn song chủ yếu vẫn được sử dụng như một kênh cho khối lượng thượng nguồn, điều này thể hiện rõ khi mà có tới 47% sản lượng dầu thô thượng nguồn vẫn được sử dụng cho các hoạt động hạ nguồn. Hiện các công ty dầu khí đối thủ trên toàn cầu của Saudi Aramco có thị phần cao hơn (từ 65% - 85% tổng doanh thu) trong hoạt động kinh doanh hạ nguồn so với mức chỉ có 54% của Saudi Aramco. Điều này là do sự không phù hợp giữa sản lượng chất lỏng của các IOC, công suất tinh chế tương ứng của chúng và chất lỏng được cung cấp cho phía bên ngoài sở hữu và kiểm soát hệ thống (captive system) này. Hơn thế nữa, EBIT hạ nguồn của Saudi Aramco chỉ đóng góp từ 5% - 9% tổng EBIT so với các công ty dầu khí đối thủ trên toàn cầu có EBIT hạ nguồn chiếm tới từ 15% - 25% tổng EBIT.
Tỷ suất và hồ sơ lợi nhuận cao của Saudi Aramco so với các đối thủ IOC toàn cầu Quy mô, quy mô kinh tế và địa chất độc đáo của các mỏ giếng dầu khí của Saudi Aramco đã cho phép bản hãng khai thác dầu với chi phí sản xuất chỉ có 3,2 USD/thùng và chi phí vốn đầu tư 6,3 USD/thùng, điều này đã khiến Saudi Aramco trở thành nhà sản xuất dầu khí với chi phí mức thấp nhất trên thế giới cũng như đóng vai trò quan trọng như một con hào kinh tế (moat: Lợi thế cạnh tranh bền vững của một doanh nghiệp) cho Saudi Aramco, điều này cho phép bản hãng tạo ra tỷ suất lợi nhuận EBITDA vượt trội, cao hơn gần gấp đôi so với các công ty đầu khí đối thủ trên toàn cầu. Khả năng tạo ra tỷ suất lợi nhuận EBITDA tốt hơn và hỗ trợ cấu trúc bản quyền phòng vệ giúp đem lại khả năng hiển thị cao hơn về thu nhập và tạo ra dòng tiền trong thời kỳ giá dầu sụt giảm theo chu kỳ, điều này đem lại lợi nhuận tốt hơn trên hồ sơ sử dụng vốn riêng đối với Saudi Aramco cao hơn gấp từ 3 lần-5 lần so với các công ty dầu khí đối thủ toàn cầu.
Triển vọng dầu mỏ
Triển vọng vĩ mô toàn cầu trong ngắn hạn chậm lại đè nặng lên nhu cầu song triển vọng trung hạn không lay chuyển mặc dù việc sử dụng năng lượng tái tạo và xe điện EV ngày càng tăng: Nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2024 dự báo sẽ bị ảnh hưởng ở một mức độ nào đó do tiêu thụ toàn cầu chậm chạp bởi do tăng trưởng kinh tế yếu hơn và môi trường lãi suất cao hơn. Nhu cầu từ các thị trường mới nổi EMs bị ảnh hưởng bởi sức mua thấp hơn. Theo IEA, thị phần nhu cầu toàn cầu của Trung Quốc có thể giảm từ 70% (2023) xuống còn 40% (2025). OPEC + trong báo cáo gần đây (ngày 24/7) đã đưa ra dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng ở mức 2,2% so với cùng kỳ và 1,8% so với cùng kỳ vào các năm 2024 và 2025 và lần lượt đạt 104,5 triệu bpd và 106,3 triệu bpd nhu cầu dầu tương ứng. Tuy nhiên, triển vọng nhu cầu chậm chạp trong ngắn hạn này có thể sẽ được bù đắp bởi sự kết hợp của các yếu tố tích cực khác trong trung và dài hạn, bao gồm việc cắt giảm lãi suất dự báovà khả năng đồng đô-la Mỹ suy yếu, sự phục hồi kinh tế ở các nước mới nổi và nhu cầu năng lượng ngày càng tăng do việc mở rộng dân số. Mặc dù việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo ngày càng tăng và những tiến bộ trong lĩnh vực xe điện EV song dầu mỏ vẫn là một thành phần quan trọng trong cơ cấu năng lượng toàn cầu. Hiện các lĩnh vực chính như vận tải, hóa dầu và quy trình công nghiệp tiếp tục phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng lâu dài của dầu mỏ đối với nền kinh tế thế giới.
Mô hình nhu cầu dầu ở khu vực Trung Đông vẫn đầy hứa hẹn nhờ sự đóng góp từ KSA và các nước đối tác khác. Việc khánh thành bốn sân bay và nhà ga mới ở KSA và UAE vào đầu năm nay dự báo sẽ thúc đẩy lĩnh vực du lịch hàng không trong khu vực Trung Đông, điều này có thể hỗ trợ nhu cầu máy bay phản lực/nhiên liệu dầu hỏa (2024). Nhiệt độ tăng cao hơn nữa trong mùa hè sẽ làm gia tăng nhu cầu về điều hòa không khí, do đó sẽ hỗ trợ nhu cầu về dầu diesel, dầu nhiên liệu và dầu thô. Năm 2025, việc tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và các dự án lớn ở KSA theo sáng kiến Tầm nhìn 2030 có thể sẽ thúc đẩy nhu cầu về lĩnh vực hóa dầu, nhiên liệu vận tải và các sản phẩm chưng cất khác. Theo đó, nhu cầu dầu trong khu vực Trung Đông dự báo sẽ tăng ở mức 2,96% so với cùng kỳ và 4,3% so với cùng kỳ vào năm 2024 và 2025, để đạt khối lượng nhu cầu dầu lần lượt là 8,9 triệu thùng dầu/ngày và 9,3 triệu thùng dầu/ngày tương ứng.
Tăng trưởng sản xuất mạnh mẽ ngoài OPEC+ năm 2024 đã bù đắp những tác động ngắn hạn từ việc cắt giảm nguồn cung của OPEC+: Tăng trưởng nguồn cung năm 2025 không hề bị lay chuyển khi việc cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện của OPEC+ bắt đầu có hiệu lực và EIA đã đưa ra dự báo sản lượng dầu toàn cầu sẽ tăng 0,6 triệu thùng dầu/ngày để đạt tổng sản lượng 102,4 triệu thùng dầu/ngày (2024). Hiện các nước thành viên OPEC+ chiếm 32% nguồn cung toàn cầu, đã công bố một loạt đợt cắt giảm sản lượng dầu sâu kể từ cuối năm 2022 nhằm xoa dịu nỗi lo của thị trường về tốc độ tăng trưởng nhu cầu chậm chạp từ quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu như Trung Quốc và lãi suất vay cao. Bất chấp việc cắt giảm sản lượng định kỳ từ OPEC+, nguồn cung toàn cầu có thể vẫn sẽ tăng 0,6% trong năm 2024 so với cùng kỳ năm trước đó, kết quả này là nhờ vào sự tăng trưởng đáng kể ở các quốc gia ngoài OPEC+, được thúc đẩy bởi các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada và CH Brazil. Tuy nhiên, sau khi hết thời hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện và dần dần loại bỏ kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu khai thác từ tháng 10/2024 đến tháng 9/2025 của OPEC+ thì lượng hàng tồn kho dự trữ có thể tăng, do đó, EIA dự báo sản lượng dầu toàn cầu sẽ tăng thêm 2,2 triệu thùng dầu/ngày (tăng trưởng 2,1% so với cùng kỳ trước đó) vào năm 2025 để đạt tổng sản lượng 104,6 triệu thùng dầu/ngày (2025). Sau cân nhắc các khía cạnh này, theo đó, AlJazira Capital dự báo sản lượng dầu của KSA nói riêng cũng sẽ tăng 5% so với cùng kỳ trước đó, lên mức 9,5 triệu thùng dầu/ngày trong năm tài khóa 2025. Trong khi đó, về lâu dài, dự báo sẽ có mức tăng trưởng CAGR ổn định là 2,3% trong khoảng thời gian từ giai đoạn tài khóa 2025-2030 để đạt 10,6 triệu thùng dầu/ngày vào năm tài khóa 2030.
Giá dầu thô trung bình dự báo sẽ tăng cao hơn trong năm 2024 do rủi ro địa chính trị trước khi giảm nhẹ vào năm 2025 để chứng kiến xu hướng tăng dần sau năm 2025 khi thị trường ổn định: Giá dầu bị ảnh hưởng sau thông báo của OPEC+ vào tháng 6 vừa qua về việc dần dần loại bỏ việc cắt giảm sản lượng từ ngày 24/10/2024 đến ngày 25/9/2025 do quan ngại về tình trạng dư cung nên nhu cầu về dầu vẫn phải chịu áp lực. Mặt khác, giá dầu hiện đang được hỗ trợ từ việc căng thẳng gia tăng ở khu vực Trung Đông và cuộc tấn công của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu của CHLB Nga đã làm dấy lên quan ngại gián đoạn nguồn cung. AlJazira Capital kỳ vọng giá dầu trung bình sẽ tăng lên 83,5 USD/thùng (2024), tương ứng mức thay đổi 1,6% so với cùng kỳ trước đó. Hơn thế nữa, vào năm 2025, AlJazira Capital dự báo đà giá dầu sẽ sụt giảm một chút để ghi nhận mức giảm 1,8% xuống mức trung bình chỉ còn 82,0 USD/thùng dầu. Trong trung hạn, AlJazira Capital cũng kỳ vọng động lực cung-cầu sẽ ổn định với mức tăng trưởng nhu cầu ổn định, giúp giá dầu duy trì xu hướng tăng khiêm tốn.
Link nguồn:
Tuấn Hùng
Aljazira Capital
-
Tin tức kinh tế ngày 23/10: Xuất nhập khẩu lần đầu tiên vượt 200 tỷ USD một quý
-
Giá dầu hôm nay (23/10): WTI tăng, Brent giảm trong phiên
-
Điện Kremlin: BRICS không có mục tiêu đánh bại đồng đô la
-
Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: Tạo cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
-
BRICS "nhấn ga" tái thiết tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce