Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tham quan di tích ngày xuân, ôn lại những bài học nhân văn của dân tộc

19:30 | 18/02/2019

511 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Những ngày đầu xuân mới, người dân có truyền thống đi chúc tết bà con, họ mạc, tham quan đền chùa, di tích lịch sử… vậy Thượng tướng – Viện sĩ  Nguyễn Huy Hiệu (Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) có những hoạt động gì đặc biệt trong những ngày xuân?

Nghe nói vị tướng này có một thông lệ mà ông thực hiện nhiều năm không thay đổi vào trước và sau Tết, tôi đã thử tìm hiểu và được biết, đó là chuyến đi thăm một vòng các di tích văn hóa lịch sử tại Hà Nội.

tham quan di tich ngay xuan on lai nhung bai hoc nhan van cua dan toc
Tướng Hiệu thăm lại Cột cờ Hà Nội

Đã nhiều năm nay, kể cả khi đương chức hay đã nghỉ hưu tập trung làm nghiên cứu khoa học, thì tướng Hiệu đều dành buổi chiều 30 Tết để đi thăm các địa danh lịch sử - văn hóa tại Hà Nội như Quốc tử giám, Chùa Một Cột, cầu Thê Húc, vườn hoa và tượng đài Lý Thái Tổ, tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, Cột cờ Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam… Chuyến đi thăm này trở thành thông lệ của riêng ông, như một việc làm ý nghĩa nhất đối với ông trong dịp Tết. Trong những giây phút ấy, ông có thể lắng lại bồi hồi, để tâm trí tràn ngập cảm xúc về văn hóa cội nguồn, về truyền thống quý báu của dân tộc trong dựng nước và giữ nước.

tham quan di tich ngay xuan on lai nhung bai hoc nhan van cua dan toc
Thăm tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh

“Văn ôn võ luyện”, thấm sâu câu triết lý của cha ông, nên vào dịp Tết năm nào cũng đi thăm lại những di tích quen thuộc, thì với tướng Hiệu, đó là cách ôn lại những bài học nhân văn sâu sắc của cha ông, kinh nghiệm chiến tranh bất khuất quật cường của những anh hùng dân tộc. Văn hóa chính là cội nguồn, là giá trị cao quý nhất của dân tộc, là sức mạnh kỳ diệu giúp chúng ta đánh đuổi bao giặc ngoại xâm trong suốt chiều dài lịch sử. Những điểm đến di tích lịch sử văn hóa đó giúp khơi lại trong ông niềm tự hào về những tinh hoa văn hóa dân tộc, để ông tiếp tục sống và cống hiến hết sức mình cho khoa học quân sự, môi trường, góp phần tăng cường sức mạnh Việt Nam.

tham quan di tich ngay xuan on lai nhung bai hoc nhan van cua dan toc
Thăm tượng đài Lý Thái Tổ

Trao đổi với tướng Hiệu về câu chuyện du xuân, ông cho biết, vào ngày mùng 1 và mùng 2 Tết, ông thường dành thời gian ở nhà gặp gỡ con cháu, đón tiếp những người thân, họ mạc dòng tộc, đồng đội cũ đến thăm và chúc tết. Ông cùng phu nhân Lại Thị Xuân cũng tranh thủ đi chúc tết những người thân, chiến hữu, bạn chí cốt, đồng niên… Qua đó, ông bà nắm được thông tin của những người mình quan tâm, cũng chia sẻ về tình cảm và nhu cầu gặp gỡ đối với họ. Các thế hệ con cháu cũng tranh thủ hỏi được ông về những vấn đề quan trọng trong đời sống, được ông bà ân cần chia sẻ những kinh nghiệm quý, và thậm chí là những triết lý sống tích cực, vui vẻ, hạnh phúc giản dị.

tham quan di tich ngay xuan on lai nhung bai hoc nhan van cua dan toc
Tướng Hiệu tham gia cùng đoàn Chính phủ tại Lễ hội Gò Đống Đa

Sau đó, vào ngày mùng 5 Tết, tướng Hiệu đến Lễ hội Gò Đống Đa, chia sẻ với nhân dân truyền thống đánh giặc, chung niềm vui chiến thắng, niềm tự hào về sức mạnh của người anh hùng dân tộc và truyền thống đoàn kết, quật cường. Buổi chiều cùng ngày, các cựu chiến binh và đồng đội từ Lạng Sơn xuống, từ Tp. Hồ Chí Minh ra Hà Nội cũng hội tụ về nhà tướng Hiệu gặp gỡ, ôn lại kỷ niệm chiến trường xưa. Tới ngày Tết Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng), ông cũng luôn đến Văn Miếu dự Ngày Thơ Việt Nam, để cùng khai mạch thơ văn, hòa chung tâm hồn thơ bay bổng với các văn nghệ sỹ của đất nước.

tham quan di tich ngay xuan on lai nhung bai hoc nhan van cua dan toc
Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu dự Lễ hội kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

Trước kia, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn sống, thì tướng Hiệu thường đến thăm Đại tướng tại nhà riêng vào chiều ngày 29, hoặc 30 Tết âm lịch. Sở dĩ tướng Hiệu chọn thời điểm đó là vì tướng Giáp đã dặn ông nên đến lúc ấy, khi thưa khách nhất để hai vị tướng có thể nói nhiều câu chuyện với nhau. Câu chuyện mà hai vị tướng nói với nhau, chủ yếu là về kỷ niệm chiến trường Quảng Trị, cuộc tấn công và nổi dậy Mậu Thân 1968, thăm hỏi sức khỏe, gia cảnh, những ước nguyện trong năm mới. Tướng Giáp cũng dặn dò về những kinh nghiệm chỉ đạo chiến lược, phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, nhất là đối với những người giữ vị trí quan trọng trong Bộ quốc phòng. Đặc biệt, tướng Hiệu nhớ nhất có một lần, khi ở tuổi 95, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kéo ông lại, ghé tai nói nhỏ với ông rằng, có người đã xem cho tướng Giáp và nói tướng Giáp có thể sống tới 103 tuổi, vậy cứ chờ xem có đúng thế không. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng rất mến các nhà khoa học Nga, nên trong dịp này, tướng Hiệu thường mời thêm một số nhà khoa học Nga đi cùng với mình vào thăm tướng Giáp.

tham quan di tich ngay xuan on lai nhung bai hoc nhan van cua dan toc
Gia đình sum vầy Mùng một Tết

Sau những việc thông thường như bao người khác vẫn làm vào dịp Tết đến xuân về, thì tướng Hiệu coi chuyến tham quan di tích tại Hà Nội như một việc làm ý nghĩa nhất đối với ông trong dịp Tết, là để tri ân báo đáp tiền nhân, cũng là việc làm mang ý nghĩa tâm linh truyền thống người Việt.

tham quan di tich ngay xuan on lai nhung bai hoc nhan van cua dan toc

Cựu chiến binh Hà Nội thăm, chúc Tết tướng Hiệu

Đặng Thanh