Thái Lan đặt cược vào năng lượng mặt trời
Cùng với đập Sirindhorn ở phía đông bắc tỉnh Ubon Ratchathani, hệ thống này có thể hoạt động 24 giờ một ngày và là dự án đầu tiên trong số 15 dự án như vậy mà Thái Lan có kế hoạch xây dựng vào năm 2037.
“Chúng tôi có thể nói rằng nhờ công suất 45 megawatt kết hợp với thủy điện và hệ thống quản lý năng lượng cho năng lượng mặt trời và thủy điện, đây là dự án đầu tiên và lớn nhất trên thế giới”, Prasertsak Cherngchawano, Phó giám đốc Cơ quan Điện lực Nhà nước (EGAT), cho biết.
Tại COP26, Vương quốc Thái Lan cam kết đạt được mức độ trung hòa carbon vào năm 2050, tiếp theo là không phát thải khí nhà kính vào năm 2065.
Nhưng để đạt được các mục tiêu này, đất nước này phải tổ chức lại hoàn toàn việc sản xuất điện, 55% từ khí đốt tự nhiên, trong khi chỉ 11% từ năng lượng sạch.
Việc xây dựng dự án Sirindhorn trị giá 30 triệu đô la mất gần hai năm - bao gồm cả sự chậm trễ gây ra bởi Covid-19 trong việc cung cấp các tấm pin mặt trời và bệnh tật của các kỹ thuật viên.
Ngoài việc phát điện, các quan chức hy vọng trang trại năng lượng mặt trời khổng lồ cũng sẽ thu hút khách du lịch.
Một "lối đi tự nhiên" dài 415 mét có hình dạng giống như một tia nắng đã được xây dựng để cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về hồ chứa và các tấm pin mặt trời nổi.
"Khi tôi biết rằng con đập này có trang trại năng lượng mặt trời lớn nhất trên thế giới, tôi biết rằng nó rất đáng để chứng kiến tận mắt", Duangrat Meesit, một du khách 46 tuổi, cho biết.
Nh.Thạch
AFP
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines
-
Chuyện ít biết về Pavel Durov - “thần đồng Internet” của Nga
-
Olympic Paris 2024: Chiến dịch marketing đột phá cho kỷ nguyên mới
-
Tập đoàn RAND: “Cỗ máy tư duy” hàng đầu của giới cầm quyền Mỹ