Tập đoàn dầu khí BP có lợi nhuận cao nhất trong 8 năm do giá cả và nhu cầu dầu tăng vọt
Logo của Tập đoàn dầu khí BP tại một trạm xăng ở London. Ảnh: Getty Images. |
BP cho biết dự định phân phối thêm 1,5 tỷ USD tiền mua lại cổ phiếu và duy trì cổ tức ở mức 5,46 cent/ cổ phiếu. Nợ ròng của BP giảm xuống còn 30,6 tỷ USD vào cuối năm 2021, từ mức 38,9 tỷ USD cuối năm 2020. Cổ phiếu của BP đã tăng 1,5% trong phiên giao dịch sáng sớm thứ Ba tại London. Giá cổ phiếu của công ty tăng hơn 23% tính đến thời điểm hiện tại.
Nhu cầu dầu khí toàn cầu tăng cao
Thị trường khí đốt toàn cầu tăng vọt trong những tháng cuối năm 2021, cùng với giá dầu tăng lên mức cao nhất trong 7 năm qua, đã chứng kiến các gã khổng lồ về dầu khí lớn nhất thế giới có doanh thu bội thu.
Tuần trước, tập đoàn dầu khí Shell đã báo cáo lợi nhuận hằng năm 19,29 tỷ USD cho cả năm 2021, cao hơn gấp 4 lần so với năm 2020 và đang đẩy mạnh việc phân phối lại cho các cổ đông. Giám đốc điều hành Shell Ben van Beurden mô tả năm 2021 là một năm "nhiều động lực". Shell đã có kế hoạch mua lại 8,5 tỷ USD cổ phiếu trong nửa đầu năm 2022 và dự kiến sẽ tăng 4% cổ tức lên 0,25 USD/cổ phiếu trong quý I/2022.
Exxon Mobil có lợi nhuận ròng năm 2021 tăng mạnh. Ảnh: Exxon Mobil. |
Các công ty dầu mỏ khổng lồ của Mỹ là Chevron và Exxon Mobil đã báo cáo lợi nhuận ròng lần lượt là 15,6 tỷ USD và 23 tỷ USD, tăng mạnh so với năm trước khi đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhu cầu dầu toàn cầu.
Nhu cầu dầu toàn cầu tăng trở lại vào năm 2021, với việc sử dụng xăng và dầu diesel tăng mạnh khi hoạt động kinh doanh và du lịch được phục hồi. Nó đánh dấu một sự thay đổi mạnh mẽ từ năm 2020 khi ngành công nghiệp dầu khí phải chịu đựng 12 tháng kinh hoàng trên hầu hết các lĩnh vực.
Các chuyên gia năng lượng đang trấn an các nhà đầu tư rằng họ đã có được chỗ đứng ổn định hơn sau 2 năm sau khi Covid-19 lần đầu tiên làm rung chuyển thị trường và khi các cổ đông, nhà hoạt động môi trường gây áp lực đối với các giám đốc điều hành các công ty dầu khí để thực hiện các hoạt động chống biến đổi khí hậu. Trong những năm gần đây, các công ty dầu khí lớn nhất thế giới đều tăng cường các mục tiêu về khí hậu để phù hợp với Thỏa thuận Paris.
Thanh Bình
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines
-
Chuyện ít biết về Pavel Durov - “thần đồng Internet” của Nga
-
Olympic Paris 2024: Chiến dịch marketing đột phá cho kỷ nguyên mới
-
Tập đoàn RAND: “Cỗ máy tư duy” hàng đầu của giới cầm quyền Mỹ