Tăng cường miễn dịch từ thực phẩm tự nhiên
Sữa chua
Các lợi khuẩn probiotic có trong sữa chua sẽ giúp cho đường ruột miễn dịch với các loại mầm bệnh. Mặc dù sữa chua là thực phẩm bổ sung nhưng một nghiên cứu chỉ ra rằng ăn sữa chua mỗi ngày có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch không khác gì thuốc.
Ngoài ra, sữa chua còn bổ sung vitamin D tốt cho sức khỏe. Nên ăn 2 hộp sữa chua mỗi ngày để có hiệu quả tối ưu.
Trà xanh
Trong trà xanh giàu chất chống ôxy hóa là thức uống tốt cho sức khỏe, Amino axit có chức năng tăng cường hệ miễn dịch. Cả trà xanh lẫn hồng trà đều chứa dồi dào L-theanine, chất giúp đào thải caffeine. Nên những người thường uống 5 chén hồng trà/ngày trong vòng 2 tuần có nhiều hơn tới 10 lần số lượng kháng virut so với những người chỉ uống giả dược.
Trái cây
Bưởi có đặc tính chống lại vi khuẩn và virus nhờ thành phần chứa lượng lớn vitamin C, beta carotene và tinh dầu. Nếu bạn đã có thói quen thường xuyên ăn các loại quả giàu vitamin C như chanh, cam, quýt …(các loại quả này cũng giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm) thì bưởi cũng là một loại quả không thể bỏ qua.
Màu đỏ, màu đen của các loại quả mọng có tác dụng kích thích sức mạnh bảo vệ cơ thể. Quả dâu tây có tác dụng củng cố hệ miễn dịch và hệ thần kinh. Quả mâm xôi có tác dụng chống viêm nhiễm. Vào mùa thu những thứ quả mọng tươi này không có nhưng thay vào đó bạn có thể dùng chúng ở dạng đông lạnh. Có thể ăn trực tiếp hoặc làm mứt. Thay vì dùng đường, có thể trộn với mật ong (nếu không bị dị ứng).
Rau xanh
Các loại rau lá xanh như bắp cải, súp lơ, rau chân vịt giàu vitamin E, C, A và folate. Vitamin E là chất chống ôxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch ở người lớn tuổi, vitamin C giúp tăng cường sản sinh bạch cầu.
Ngoài ra, súp lơ còn có tác dụng kích thích hệ miễn dịch cơ thể rất mạnh. Bởi trong loại rau này có chứa kẽm, selen, vitamin A, C, D có tác dụng không chỉ chống lại cảm cúm mà cả những biến chứng nặng hơn của bệnh. Ngoài ra, súp lơ còn có tác dụng phòng ngừa ung thư.
Súp
Trong các loại súp, đặc biệt là súp gà, khi được nấu chín, thịt gà tiết ra cysteine amino axit – có tác dụng tương tự như thuốc chống viêm phế quản, làm loãng đờm, thêm chút gia vị như tỏi hay hành sẽ tăng cường khả năng miễn dịch của món súp.
Gia vị
Trong tỏi có chứa các thành phần hoạt chất allicin có thể chống lại sự nhiễm trùng cũng như các loại vi khuẩn. Theo nghiên cứu, những người thường ăn tỏi trộn với đinh hương có tỉ lệ mắc ung thư đại tràng giảm xuống 30% và mắc ung thư dạ dày giảm xuống 50%.
Trong gừng có thuộc tính kháng khuẩn và chống virus. Thêm gừng vào món ăn hoặc uống nước gừng ấm có thể chống cảm lạnh, cúm và hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa.
Hải sản
Trong các loại hải sản như hàu, tôm hùm, cua, trai, hến chứa nhiều khoáng chất selenium giúp các tế bào bạch cầu sản sinh ra các cytokine protein để đào thải các virus cúm khỏi cơ thể.
Cá hồi, cá thu, cá trích rất giàu các chất béo omega-3 làm giảm chứng viêm, tăng lượng khí và bảo vệ phổi khỏi cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp.
Thịt bò nạc
Trong 85gr bò nạc cung cấp khoảng 30% lượng kẽm cần thiết hàng ngày, cũng có thể thay bằng các nguồn thực phẩm giàu kẽm khác như hàu, thịt lợn...
Kẽm là nguồn khoáng chất tăng cường miễn dịch dồi dào. Việc thiếu hụt Kẽm sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Kẽm có trong khẩu phần ăn là rất quan trọng đối với sự phát triển của các tế bào bạch cầu, những tế bào này làm nhiệm vụ phát hiện và tấn công các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.
Nấm
Theo các nhà khoa học, nấm có thể làm tăng cường khả năng sinh sản và hoạt động của các tế bào bạch cầu, rất có lợi khi bị nhiễm trùng. Và từ nhiều thế kỉ, con người đã biết sử dụng nấm để có được hệ miễn dịch khỏe mạnh. 30gr nấm mỗi ngày sẽ cung cấp tối đa năng lượng cho hệ niễm dịch.
Các loại hạt
Các loại hạt như hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều giàu dưỡng chất, là nguồn cung cấp selen, kẽm, vitamin C và vitamin E giúp tăng cường miễn dịch.
Yến mạch và đại mạch có chứa beta-glucan (một loại chất xơ chứa chất chống oxy hóa có khả năng kháng vi sinh vật) có hiệu quả hơn cả echinacea (cây cúc dại). Khi động vật hấp thụ hợp chất này, chúng ít bị nhiễm cúm, mụn rộp, thậm chí bệnh than. Còn đối với con người, hợp chất này giúp tăng cường hễ miễn dịch, tăng khả năng phục hồi vết thương và thúc đẩy chất kháng sinh làm việc hiệu quả hơn.
Với ngũ cốc nguyên hạt, ăn ít nhất 3 bữa/ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
Hà Ly
| Những sai lầm khi ăn sáng gây hại cho sức khỏe |
| Thực phẩm giúp lấy lại cân bằng cho gan nhiễm mỡ |
| Những loại thực phẩm tốt cho người bệnh mạch vành |
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ
- Tử vi ngày 16/10/2024: Tuổi Tỵ may mắn bất ngờ, tuổi Mùi cơ hội đầu tư
- Tử vi ngày 15/10/2024: Tuổi Dậu vận may tài chính, tuổi Dần ý tưởng thú vị
- Tử vi ngày 14/10/2024: Tuổi Sửu mở rộng quan hệ, tuổi Tuất quý nhân hậu thuẫn
- Tử vi ngày 12/10/2024: Tuổi Mão phúc lộc dồi dào, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 11/10/2024: Tuổi Tý đạt được mục tiêu, tuổi Thân tia sáng hy vọng