Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tại sao trẻ nhỏ bây giờ chán học, cảm thấy được phép làm đủ thứ và ít kiên nhẫn!

18:50 | 08/01/2022

120 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - “Chai cảm xúc” hay “suy dinh dưỡng cảm xúc”, đang trở nên phổ biến trong một bộ phận trẻ ngày nay. Hầu hết trẻ đến trường mà không có cảm xúc thích thú việc học, nhiều trẻ đến khám tâm lý vì lý do suy giảm khả năng học tập, giao tiếp xã hội, điều chỉnh cảm xúc và các vấn đề về hành vi. Có nhiều yếu tố trong lối sống hiện đại của chúng ta góp phần vào điều này.

Những nguyên nhân đó là:

1. Cứ muốn là được

“Mẹ ơi con đói!” - “Đây đây mẹ đưa con đi ăn”. “Mẹ ơi con khát!” - “Đây có máy bán hàng tự động”. “Con chán quá!” - “Đây lấy điện thoại của mẹ mà chơi!”… Khả năng trì hoãn sự hài lòng là một trong những yếu tố then chốt của thành công trong tương lai. Chúng ta có ý tốt - làm cho con vui - nhưng thật không may, chúng ta làm con vui lúc đó nhưng lại bất hạnh về sau. Biết trì hoãn sự thỏa mãn, hài lòng tức là khả năng hoạt động dưới sức ép. Con cái của chúng ta đang ngày càng thiếu khả năng đương đầu hay đối phó với những căng thẳng dù là rất nhỏ. Rồi chính những sức ép nhỏ ấy dần trở thành những chướng ngại, khó khăn lớn trong sự thành công trong tương lai của các em.

Không thể trì hoãn được sự thỏa mãn diễn ra ở khắp nơi - trong lớp học, trung tâm thương mại, nhà hàng, ở siêu thị và cửa hàng đồ chơi - ngay khi bố mẹ nói “Không”. Bởi vì vô tình chính bố mẹ đã dạy con cái có được cái các em đang đòi ngay lập tức.

2. Giao tiếp xã hội hạn chế

Chúng ta ai cũng đều bận rộn. Thế là chúng ta đưa cho bọn trẻ những thiết bị điện tử để bọn trẻ cũng “bận rộn”. Bọn trẻ khi xưa thường chơi ngoài trời, trong môi trường tự nhiên không cấu trúc cố định, cho phép bọn trẻ tự do khám phá, học hỏi và rèn luyện những kỹ năng xã hội. Đáng tiếc, công nghệ đã thế chỗ hoạt động ngoài trời. Công nghệ cũng làm bố mẹ ít thời gian rảnh để tương tác, giao tiếp với con cái. Và dĩ nhiên, bọn trẻ sẽ tụt hậu, vì thiết bị điện tử - trông trẻ không trang bị hay giúp trẻ phát triển những kỹ năng mềm. Đa số những người thành đạt đều giỏi giao tiếp xã hội và thành thạo những kỹ năng mềm.

Bộ não là một cơ bắp có thể huấn luyện và tái huấn luyện được. Nếu bạn muốn con bạn biết đi xe đạp, bạn hãy dạy con những kỹ thuật để đạp được xe. Nếu muốn dạy con biết chờ đợi, thì bạn hãy dạy con tính kiên nhẫn. Nếu muốn con biết giao thiệp, hãy dạy con những kỹ năng xã hội. Quy tắc này áp dụng cho tất cả các kỹ năng khác, không có sự khác biệt.

Hoạt động ngoài trời mang lại nhiều lợi ích cho trẻ
Hoạt động ngoài trời mang lại nhiều lợi ích cho trẻ

3. Những trò vui bất tận

Chúng ta đã tạo ra một thế giới vui ảo cho trẻ con. Không một phút nào là chậm lại bình lặng hay nhạt nhoà yên ổn. Ngay khi khoảnh khắc trở nên yên tĩnh, chúng ta lại chạy lại ngay, cuống lên để tìm thú tiêu khiển hay trò vui mới cho con. Bởi vì nếu không thì chúng ta cảm thấy chưa làm tròn nghĩa vụ nuôi dạy con cái của cha mẹ. Chúng ta sống trong hai thế giới riêng biệt. Con trẻ sống trong thế giới tràn ngập “niềm vui”, còn bố mẹ thì sống trong thế giới công việc.

Tại sao bọn trẻ không giúp bố mẹ việc bếp núc hay giặt giũ? Tại sao chúng không thu dọn đồ chơi của chúng? Chính những công việc đơn điệu ấy lại có thể huấn luyện bộ não làm việc và hoạt động trong sự “nhàm chán”. Và đó cũng chính là “cơ bắp” làm việc hay yếu tố cần thiết khi các em đến trường để được dạy dỗ. Bởi vì “cơ bắp” làm việc được đào tạo qua công việc, chứ không phải qua những trò vui bất tận. Khi đó, sẽ không còn cảnh phải nghe chuyện bọn trẻ đến trường, lúc viết hay luyện chữ đẹp, phản ứng thường là “Con không làm được. Khó quá! Chán lắm!”

4. Công nghệ

Sử dụng công nghệ như một “dịch vụ trông trẻ miễn phí”, thực ra lại không “miễn phí” tí nào.

Cái giá phải trả đang lẩn khuất đâu đây. Cái giá chính là hệ thần kinh của các em, khả năng tập trung chú ý, và khả năng trì hoãn sự vừa lòng. So với thực tế ảo, cuộc sống thực quá nhàm chán. Khi các em đến lớp, các em tiếp xúc với giọng nói của con người và những kích thích thị giác vừa phải, khác hẳn với những sự bùng nổ hình ảnh, chuyển động, hiệu ứng đặc biệt mà các em thường thấy trên màn hình.

Sau hàng giờ say sưa với thực tế ảo, việc học hay xử lý thông tin trên lớp trở thành thử thách đối với các em vì não các em đã quá quen với những kích thích cao độ của các trò chơi trên mạng hay video games. Không xử lý được thông tin ở mức độ kích thích thấp khiến các em dễ gặp trở ngại trong học tập. Công nghệ cũng khiến chúng ta trở nên xa cách về mặt cảm xúc, đẩy trẻ em và bố mẹ ngày càng cách biệt trong việc chia sẻ tình cảm. Sự sẵn sàng về mặt tình cảm của bố mẹ dành cho con là nguồn dinh dưỡng chính cho trí nào của trẻ. Tiếc thay chính chúng ta đang dần lấy đi của các em nguồn dinh dưỡng ấy.

5. Trẻ em thống lĩnh và điều khiển

“Con trai tôi không thích ăn rau”, “Nó không muốn đi ngủ sớm”, “Con gái mình không chịu ăn sáng”, “Con bé không thích đồ chơi, nhưng rất giỏi Ipad”, “Nó không thích tự mặc quần áo”, “Con bé lười quá không chịu tự ăn”.

Tôi thường xuyên nghe bố mẹ nói những điều đó. Kể từ khi nào mà trẻ con đã điều khiển chúng ta phải làm bố làm mẹ ra sao? Nếu cứ để cho bọn trẻ quyết định thì tất nhiên chúng sẽ chỉ ăn toàn đồ béo, xem TV, chơi máy tính bảng, và chẳng bao giờ chịu đi ngủ. Và liệu có tốt không khi chính ta cho con cái những thứ chúng muốn mà biết rằng những thứ đó không tốt. Thiếu ngủ, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, các em đến trường thấy khó chịu, lo lắng, không tập trung. Rồi thêm vào, chính chúng ta gửi một thông điệp sai rằng chúng có thể làm những gì chúng muốn và không làm những gì chúng không thích. Khái niệm “cần phải làm” sẽ không còn. Tiếc rằng trong đời sống, để đạt được những mục tiêu đề ra, chúng ta nhiều phải làm những gì cần thiết, và những điều đó nhiều khi không phải những gì chúng ta muốn.

Ví dụ: nếu một em bé muốn thành học sinh giỏi, thì bạn ý phải chăm học, nêu muốn đá bóng giỏi thì phải khổ luyện hàng ngày. Trẻ em của chúng ta biết rõ những gì chúng muốn, nhưng lại gặp khó khăn khi phải làm những gì cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Việc này dẫn đến những mục tiêu dang dở và làm bọn trẻ thất vọng.

Chuyên gia tâm lý Ngô Phạm Thị Thúy Trinh

Đơn vị Tâm lý - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

Chuyên gia phát hiện triệu chứng mới do Omicron gây ra ở trẻ nhỏChuyên gia phát hiện triệu chứng mới do Omicron gây ra ở trẻ nhỏ
Tổ chức khảo sát việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 tuổiTổ chức khảo sát việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 tuổi
Chuyên gia Mỹ: Covid-19 đe dọa sức khỏe trẻ em tương tự người lớnChuyên gia Mỹ: Covid-19 đe dọa sức khỏe trẻ em tương tự người lớn