Sẽ siết chặt quản lý hoạt động thương mại điện tử để tránh gian lận
Tại Việt Nam, với sự tác động của Internet, từ năm 2016 thương mại điện tử đã bước sang giai đoạn phát triển mạnh. Số liệu công bố của hãng nghiên cứu thị trường của Đức Statista cho thấy, năm 2018 doanh thu thương mại điện tử Việt Nam đạt 2,26 tỷ USD và nằm trong top 6 nền thương mại điện tử phát triển nhất.
Trước thực tế phát triển nói trên, mục tiêu của đề án nhằm đảm bảo việc quản lý toàn diện của nhà nước trong thương mại điện tử, nhằm kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định pháp luật tránh việc lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để trốn thuế, vi phạm các chính sách mặt hàng, sở hữu trí tuệ, xuất xứ, vận chuyển hàng cấm vào Việt Nam và ngược lại.
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, do nguồn lực về con người, thời gian, kinh phí còn hạn chế, đề án chỉ tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát, tạo thuận lợi cho các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện trên các sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc các website thương mại điện tử bán hàng.
Tại đề án này tạm thời chưa nghiên cứu đến việc giao dịch đặt hàng, bán hàng trên các ứng dụng như Zalo, Facebook...
Đối tượng điều chỉnh của đề án gồm Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động thương mại điện tử: cơ quan hải quan, cơ quan thuế, cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan quản lý hoạt động thương mại điện tử...; người mua hàng (tổ chức, cá nhân).
Ngoài ra có đối tượng người bán hàng, chủ các sàn giao dịch thương mại điện tử, các doanh nghiệp thực hiện việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, doanh nghiệp là đại lý cho các sàn giao dịch thương mại điện tử, website thương mại điện tử bán hàng, doanh nghiệp là đại lý làm thủ tục hải quan.
Đề án sẽ tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam, nêu rõ thực trạng, những bất cập, khó khăn, vướng mắc từ hoạt động thương mại điện tử của các đối tượng tham gia giao dịch đến công tác quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, các cơ chế chính sách…
Trên cơ sở thực trạng sẽ đề xuất mô hình và giải pháp quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo từng đối tượng tham gia hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam.
-
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm Việt
-
Kinh nghiệm quốc tế về bảo hiểm rủi ro thiên tai và khuyến nghị cho Việt Nam
-
Cân nhắc bổ sung quy định về ngưỡng nợ thuế tối thiểu áp dụng tạm hoãn xuất cảnh
-
Tin tức kinh tế ngày 7/11: Tỷ giá USD/VND tăng cao nhất lịch sử
-
Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô vượt 6,2% dự toán trong 10 tháng 2024
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?
-
Giá dầu hôm nay (23/11): Dầu thô tăng trong phiên