Sàng lọc trước sinh là cần thiết
Năng lượng Mới số 335
Có khám có hơn
Mang thai bước sang tuần thứ 10, chị Nguyễn Thị Bình (Hà Đông, Hà Nội) vẫn băn khoăn chưa dám đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm. Nghe “khuyến cáo” của các đồng nghiệp là cần đi siêu âm chẩn đoán dị tật cho thai nhi. Nhưng nghĩ đến trường hợp của bạn mình, chị Bình lại lo lắng: “Tôi cũng có một người bạn mang thai cùng thời điểm. Vừa rồi bạn của tôi đi siêu âm chẩn đoán dị tật cho thai nhi thì được biết độ dày da gáy của thai nhi khá cao, đến 3,8mm. Điều này khiến bạn tôi mất ăn, mất ngủ suốt cả tuần qua. Bác sĩ cho biết, với độ dày da gáy cao như vậy, khả năng ra đời con bị down rất cao. Họ có đề nghị bạn tôi tiếp tục làm các xét nghiệm khác nhưng bây giờ cô ấy đang trong trạng thái hoảng loạn nên chưa biết phải làm sao. Cứ nhìn thấy bạn như vậy, tôi lại sợ”.
Trong tâm trạng rối bời, chị Bình đem lo lắng này kể với gia đình thì người thân cũng kịch liệt phản đối: “Con cái là của trời cho, trời cho thế nào thì hưởng thế đó”. Vậy là đến giờ, chị vẫn chưa dám đi khám.
Trường hợp của chị Hà Thị Phương (Đống Đa, Hà Nội) éo le hơn. Trong thời gian mang thai chị đã mạnh dạn đi khám nhưng buồn cho chị là các bác sĩ chẩn đoán thai nhi có độ dày da gáy lớn như vậy dễ bị dị tật, các bác sĩ đề nghị chị làm thêm chẩn đoán chọc nước ối. Tìm hiểu kỹ thì thấy rằng, việc chọc nước ối có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Thêm nữa, chị tự an ủi, lần sinh trước đã sinh được con khỏe mạnh, cả hai vợ chồng chị và gia đình đều không có tiền sử bệnh tật, thành thử chị đã bỏ qua. Chồng chị Phương còn trách vợ dám “tự ý” đi khám mà rước mối lo vào người. Kết quả, con chị sinh ra không bình thường như bao đứa trẻ khác. Giờ nhìn con mà chị rớt nước mắt, giá mà nghe lời bác sĩ, có thể chị đã cứu được con.
Sàng lọc trước sinh ở bệnh viện
Trường hợp của hai chị điển hình cho tâm lý của các bà mẹ khi mang thai, nghe đến sàng lọc trước sinh đa phần đều lo ngại. Bởi trong trường hợp xấu nhất, họ phải đứng trước tình huống quyết định bỏ đi giọt máu của mình. Điều đó là quá khó khăn, chẳng khác nào tự tay giết con mình. Vậy nên, dù được khuyến cáo sàng lọc trước sinh là quan trọng, là cần thiết thì đại đa số các bà mẹ đều tặc lưỡi cho qua. Khảo sát tại Trung tâm Chẩn đoán và Sàng lọc sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho thấy: Đa số các sản phụ đến khám khi được hỏi đều trả lời khám để cho biết chứ chưa có ý thức sàng lọc bệnh. Họ cho rằng, bước được đến đây đã là dũng cảm hơn các bà mẹ khác, bởi nhiều người dù biết là cần thiết nhưng còn băn khoăn. Và một thực tế đáng buồn là, chính tâm lý băn khoăn của các bà mẹ như vậy mà ở nước ta số trẻ sinh ra bị dị tật là khá cao.
Theo thống kê của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) thì ở Việt Nam mỗi năm có hơn 1 triệu trẻ em được sinh ra. Trong đó khoảng 22.000-30.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh ở nhiều dạng bệnh khác nhau như: 1.400-1.800 trẻ bị down (Trisomy 21); 10.000-20.000 trẻ bị thiếu men G6PD; 2.200 trẻ mắc tan máu bẩm sinh thể nặng; 200-250 trẻ bị hội chứng ewards (Trisomy 18); 1.000-1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh; 300-400 trẻ bị suy giáp bẩm sinh... Những con số này quả là đáng báo động và dự báo sẽ còn cao hơn nữa nếu như biện pháp sàng lọc trước sinh và sơ sinh vẫn còn bị… thờ ơ.
Cần nhận thức đúng
Thực tế việc hiểu đúng, hiểu rõ về tầm quan trọng của sàng lọc trước sinh và sơ sinh ở người mang thai vẫn còn chưa đầy đủ. Thêm nữa, tâm lý sợ đối mặt với tình huống xấu nhất đã khiến các bà mẹ ngại sàng lọc. Ở Việt Nam, sàng lọc trước sinh và sau sinh đã xuất hiện từ nhiều năm nay nhưng việc đón nhận thì còn quá ít, việc hiểu đúng về khái niệm này cũng còn khá mơ hồ. Thực tế sàng lọc trước sinh là sử dụng các biện pháp thăm dò đặc hiệu trong thời gian mang thai để chẩn đoán xác định các trường hợp bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở thai nhi như: Hội chứng down (tam bội thể 13), hội chứng ewards (tam bội thể 18) và dị tật ống thần kinh… Còn sàng lọc sơ sinh là một biện pháp dự phòng hiện đại, dùng kỹ thuật y khoa để phát hiện ra các bệnh liên quan đến nội tiết, rối loạn di truyền hay bệnh lý bẩm sinh ngay khi đứa trẻ vừa ra đời như: Thiếu men G6PD, thiểu năng trí tuệ, suy giáp bẩm sinh và tử vong sớm do tan máu bẩm sinh… Hai biện pháp sàng lọc này đều cần thiết đối với sự phát triển của trẻ sau này.
TS.BS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết: “Thực hiện sàng lọc trước sinh và sau sinh là vô cùng quan trọng. Bởi một số bệnh nếu được phát hiện, điều trị sớm ngay từ giai đoạn bào thai và sơ sinh sẽ giúp trẻ tránh được những hậu quả nặng nề trong quá trình phát triển về trí tuệ và thể chất. Tuy nhiên, khảo sát thực tế thì số lượng bà mẹ mang thai đến kiểm tra định kỳ tại các cơ sở y tế khá cao nhưng hầu như đều bỏ qua việc khám sàng lọc, can thiệp và phát hiện sớm đối với phương pháp chẩn đoán dị tật thai nhi”.
Dẫn chứng, BS Nguyễn Duy Ánh cũng băn khoăn: Những trường hợp không muốn sàng lọc trước sinh còn có thể lý giải được nhưng việc sàng lọc sơ sinh là điều cần thiết thì người dân cũng không mấy mặn mà. Việc triển khai lấy mẫu máu gót chân trẻ sau khi sinh 24 giờ tại các bệnh viện để phát hiện dị tật thường không nhận được sự ủng hộ của các bà mẹ. Bởi họ cho rằng, trẻ mới sinh còn non yếu, nếu bị lấy máu sẽ rất đau đớn. Thế nhưng họ đâu biết rằng, đã có rất nhiều trường hợp được can thiệp, cứu chữa kịp thời và có sự phát triển bình thường là nhờ vào sàng lọc sơ sinh.
Còn theo BS Hoàng Lợi (Sản khoa, Bệnh viện Xây dựng) thì: “Việc chẩn đoán sàng lọc trước sinh và sơ sinh mang ý nghĩa tham khảo, tư vấn. Với những trường hợp chẩn đoán trẻ có nguy cơ bị bệnh thì các bác sĩ có thể can thiệp kịp thời, còn trong trường hợp quá xấu, quyền quyết định vẫn thuộc về người làm mẹ. Trong trường hợp không được phát hiện, trẻ sinh ra không may sẽ bị tật nguyền hoặc thiểu năng trí tuệ thì đó không chỉ là thiệt thòi cho trẻ, nỗi đau cho gia đình, mà còn là gánh nặng của xã hội. Thực tế, đã có nhiều sàng lọc trước sinh chẩn đoán bệnh kịp thời cho trẻ, cũng có giọt máu gót chân cứu rỗi cả cuộc đời con người. Do đó việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh là thực sự cần thiết”.
Hiện việc tầm soát, phát hiện dị tật sớm ở trẻ đều được tất cả các địa phương trên cả nước đề cao quan tâm và trở thành mục tiêu quốc gia, vì đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dân số trong tương lai. Vậy nên, thay vì thờ ơ, xa lánh thì đã đến lúc người dân cần hiểu đúng về tác dụng của việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh này.
Sàng lọc trước sinh thực hiện ở 6 tháng đầu thai kỳ. 3 tháng đầu tiến hành siêu âm hình thái thai nhi, đo độ mờ da gáy vào lúc tuổi thai từ 11-13 tuần và thực hiện một số xét nghiệm để phát hiện nguy cơ mắc hội chứng down. 3 tháng giữa thai kỳ thực hiện xét nghiệm vào lúc tuổi thai từ 14-21 tuần để siêu âm hình thái và cấu trúc các cơ quan của thai nhi. Lúc tuổi thai từ 20-24 tuần giúp phát hiện các bất thường của hệ thần kinh, hệ tim mạch… và các dị tật. |
Huyền Anh
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ
- Tử vi ngày 16/10/2024: Tuổi Tỵ may mắn bất ngờ, tuổi Mùi cơ hội đầu tư
- Tử vi ngày 15/10/2024: Tuổi Dậu vận may tài chính, tuổi Dần ý tưởng thú vị
- Tử vi ngày 14/10/2024: Tuổi Sửu mở rộng quan hệ, tuổi Tuất quý nhân hậu thuẫn
- Tử vi ngày 12/10/2024: Tuổi Mão phúc lộc dồi dào, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 11/10/2024: Tuổi Tý đạt được mục tiêu, tuổi Thân tia sáng hy vọng