Sản xuất công nghiệp trong nước vẫn giữ nhịp tăng trưởng khá
Theo đó, ngành khai khoáng tăng 4,4%; ngành chế biến, chế tạo tăng 10,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 10,5%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,4%.
PVN được đánh giá là hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch đề ra |
Đáng chú ý, sản lượng khai thác dầu thô tháng 7 ước đạt 1,1 triệu tấn, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung 7 tháng đầu năm 2019, sản lượng dầu thô khai thác ước đạt 7,9 triệu tấn, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Sản lượng khai thác khí đốt thiên nhiên 7 tháng đầu năm đạt khoảng 6,2 tỷ m3, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2018; khí hóa lỏng (LPG) ước đạt 604,9 nghìn tấn, tăng 16,4% so với cùng kỳ.
Ngành Dầu khí trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là đơn vị nòng cốt đã cơ bản hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra. Các mỏ dầu khí đều khai thác tốt. Các nhà máy điện, đạm, lọc dầu vận hành ổn định, an toàn với công suất tối ưu.
Tính chung 7 tháng năm 2019, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,4%, thấp hơn mức tăng 10,7% của cùng kỳ năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng 7,2% của cùng kỳ năm 2017 và năm 2016. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,7% (cùng kỳ năm trước tăng 12,9%), đóng góp 0,2 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,6%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 1,1%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm mức tăng chung. (Phụ lục 1).
Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 7 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp: Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 48%; sản xuất kim loại tăng 40,6%; khai thác quặng kim loại tăng 16,8%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 15,6%; sản xuất xe có động cơ tăng 11,4%; dệt tăng 11,1%.
Sản xuất linh kiện điện tử, điện lạnh có sự chững lại. |
Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học tăng 3,2% (cùng kỳ năm trước tăng 17%); sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị tăng 2,9%; sản xuất thuốc lá tăng 1,5%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 2,5% (khai thác dầu thô giảm 6,9%, khai thác khí đốt tự nhiên tăng 1,6%); sản xuất phương tiện vận tải khác (mô tô, xe máy) giảm 5,6%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 7 tháng năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sắt, thép thô tăng 57,1%; xăng, dầu tăng 45,1%; tivi tăng 23,9%; khí hóa lỏng (LPG) tăng 16,4%; điện thoại di động tăng 12,7%; thép thanh, thép góc tăng 12,3%; than sạch tăng 11,6%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 11,5%; bia các loại tăng 10,4%; điện sản xuất tăng 10,0%; ô tô tăng 10%. Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm: Khí đốt thiên nhiên dạng khí và thuốc lá điếu tăng 1,6%; phân u rê tăng 1,2%; phân hỗn hợp NPK giảm 3,3%; dầu thô khai thác giảm 5,1%; xe máy giảm 8,7%.
Để đảm bảo các mục tiêu Quốc hội giao phó về phát triển kinh tế năm 2019, Bộ Công Thương đã đề ra một số giải pháp chung như thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất, giảm chi phí đầu vào, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; Tập trung ưu tiên mọi nguồn lực để hoàn thành những công trình trọng điểm và then chốt nhằm gia tăng năng lực sản xuất; Tiếp tục bám sát diễn biến của thị trường, tổ chức các đoàn đi làm việc trực tiếp với các địa phương để tháo gỡ khó khăn cho các dự án trọng điểm và hỗ trợ các doanh nghiệp trong triển khai phương án sản xuất kinh doanh tối ưu nhằm đóng góp tốt hơn cho tăng trưởng GDP đối với các ngành công nghiệp.
Bộ Công Thương tích cực giảm điều kiện kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển |
Bên cạnh đó Bộ Công Thương đưa ra các giải pháp: Hỗ trợ tích cực để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển, tham gia vào chuỗi sản xuất của các Tập đoàn đa quốc gia, các nhà lắp ráp trong nước và trên thế giới; Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và có sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu; Từng bước thực hiện các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp; Tiếp tục bám sát thị trường, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và bảo vệ lợi ích của các ngành sản xuất trong nước để tiếp tục gia tăng sản lượng, giải phóng lực lượng sản xuất gắn liền với đổi mới cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thành Công
-
Đức ký kết hợp đồng mua khí đốt tự nhiên của Mỹ trong 10 năm
-
Chủ tịch HĐQT Shinec: Kinh doanh tín chỉ carbon như "bán đàn vịt giời"
-
Thiếu hụt khung pháp lý - Rào cản giảm tốc hình thành thị trường carbon
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 21/10 - 26/10
-
Giá dầu hôm nay (26/10): Dầu thô tiếp đà tăng