Quyền lực của Interpol
Được thành lập từ năm 1923, Interpol hiện nay là tổ chức cảnh sát quốc tế lớn nhất thế giới với hơn 190 quốc gia thành viên. Ngân sách hoạt động hàng năm khoảng 113 triệu USD, hầu hết do cơ quan thực thi pháp luật của các quốc gia thành viên đóng góp.
Để đảm bảo vị trí trung lập, Hiến chương của tổ chức này ngăn cấm thực hiện bất cứ hành động can thiệp có tính chất quân sự, chính trị, tôn giáo hoặc phân biệt chủng tộc. Hoạt động của Interpol tập trung chủ yếu vào an toàn công cộng, tội phạm điện tử, buôn bán ma túy, tội phạm môi trường, diệt chủng, buôn người, tội phạm có tổ chức, tội phạm sở hữu trí tuệ, rửa tiền, tham nhũng, khủng bố, tội phạm chiến tranh, buôn lậu vũ khí và tội phạm phi bạo lực.
Được tập hợp từ nhiều cơ quan cảnh sát của các quốc gia trên thế giới song Interpol không có quyền lực thực tế. Tổ chức này hoạt động theo tinh thần phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động chống tội phạm, vì thế Interpol không có thẩm quyền buộc một quốc gia thực hiện yêu cầu của tổ chức. Nhân viên của Interpol cũng không có thẩm quyền bắt giữ tội phạm.
Hoạt động của Interpol gói gọn trong sứ mệnh được ghi nhận chính thức của tổ chức: “Kết nối lực lượng cảnh sát cho một thế giới tốt đẹp hơn”. Điều này có nghĩa Interpol là tổ chức quốc tế đóng vai trò làm cầu nối về thông tin liên lạc hành chính giữa cơ quan thực thi pháp luật của các quốc gia thành viên.
7 loại thông báo chính của Interpol. |
Tuy vậy, không có nghĩa là tổ chức này không phát huy được tính hiệu quả trong hoạt động chống tội phạm quốc tế. Giữa các quốc gia thường có khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và cách vận hành tổ chức. Chính vì thế, sự tồn tại của Interpol có ý nghĩa thiết thực trong hoạt động chống tội phạm quốc tế của các cơ quan thực thi pháp luật trên thế giới, tạo điều kiện để các cơ quan tại nhiều quốc gia có thể sát cánh cùng nhau.
Hoạt động của Interpol đặt ra nhu cầu phân loại và hệ thống hóa thông báo tới từ các quốc gia thành viên. Interpol chia thông báo ra làm 7 loại và tùy theo chức năng được đánh dấu bằng màu đỏ, xanh lam, xanh lục, vàng, đen, da cam và tím. Còn một loại thông báo chuyên biệt nữa sẽ chỉ được phát đi theo yêu cầu của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc.
Loại thông báo nhiều người biết tới nhất và cũng được phát đi nhiều nhất là “Thông báo Đỏ”, có hiệu lực gần tương đương một lệnh bắt giữ quốc tế. Đương nhiên, không quốc gia nào bị buộc phải truy nã một đối tượng căn cứ vào thông báo đỏ. Thông báo đỏ chỉ thể hiện thông tin rằng đối tượng tội phạm được nêu trong thông báo đã bị kết tội và truy nã bởi quốc gia gửi thông báo.
Theo VnExpress.net
-
Cựu chủ tịch Nissan bất ngờ lên tiếng về cuộc đào tẩu bí ẩn
-
Interpol phá mạng lưới lạm dụng tình dục trẻ em có nạn nhân 15 tháng tuổi
-
Interpol tìm được lãnh đạo mới sau bê bối của cựu Chủ tịch Mạnh Hoành Vĩ
-
Tin nóng thế giới hôm nay - 21/11
-
Moscow phản đối việc Mỹ chặn đường ứng viên Nga làm Giám đốc Interpol
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến Petrovietnam và Zarubezhneft trao văn kiện hợp tác
-
[VIDEO] Thủ tướng đến Nga dự Hội nghị BRICS mở rộng
-
Liên doanh dầu khí Nga - Việt đã mang về cho đất nước tỷ USD
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện