Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Quảng Ninh: Nhiều tiềm năng trở thành trung tâm thủy sản của miền Bắc

16:31 | 05/11/2024

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Quảng Ninh là vùng biển giàu tiềm năng kinh tế với nguồn lợi thủy hải sản phong phú. Với diện tích hơn 12.000 km², trong đó trên 6.200 km² đất liền và hơn 6.100 km² mặt biển, tỉnh này có ngư trường rộng lớn. Đường bờ biển dài 250 km với hai vịnh nổi tiếng, vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, cùng 2.077 hòn đảo tạo nên lợi thế đặc biệt cho phát triển kinh tế biển và nuôi trồng thủy sản.
Tin tức kinh tế ngày 2/11: Chỉ số PMI ngành sản xuất tăng trưởng trở lạiTin tức kinh tế ngày 2/11: Chỉ số PMI ngành sản xuất tăng trưởng trở lại
VASEP: Cá ngừ Việt Nam đứng trước cơ hội “vàng”VASEP: Cá ngừ Việt Nam đứng trước cơ hội “vàng”
Quảng Ninh: Nhiều tiềm năng trở thành trung tâm thủy sản của miền Bắc
Người dân Quảng Yên thả nuôi hàu cửa sông

Khu vực biển Quảng Ninh còn hội tụ nhiều hệ sinh thái đa dạng như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, tạo môi trường sống phong phú cho các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Đặc điểm này mở ra cơ hội để Quảng Ninh phát triển ngành nuôi biển gắn liền với bảo vệ môi trường, phù hợp với định hướng phát triển bền vững của tỉnh.

Lợi thế phát triển ngành thủy sản

Quảng Ninh là một trong bốn ngư trường trọng điểm của Việt Nam với trữ lượng nguồn lợi thủy sản đạt hơn 86.000 tấn, trong đó có thể khai thác bền vững 52.000 tấn mỗi năm. Với điều kiện thuận lợi về khí hậu và địa hình, Quảng Ninh đã quy hoạch 45.000 ha mặt biển thuộc 9 địa phương gồm Quảng Yên, Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Cô Tô, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, và Móng Cái để nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao, thân thiện với môi trường và kết hợp với phát triển du lịch.

Từ năm 2013 đến năm 2023, sản lượng thủy sản nuôi trồng của tỉnh đã tăng gần gấp đôi, từ 89.000 tấn lên hơn 175.000 tấn/năm. Quảng Ninh cũng tiên phong trong cả nước về việc sử dụng vật liệu phao nổi thân thiện với môi trường khi chuyển đổi thành công 10 triệu quả phao xốp sang phao nhựa HDPE bền vững.

Định hướng phát triển bền vững

Tại Hội nghị Phát triển Bền vững Nuôi biển tổ chức tháng 4/2024, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh Quảng Ninh sẽ trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo trong ngành nuôi biển và là trung tâm thủy sản của miền Bắc. Với sự hỗ trợ của Trung ương và quyết tâm của chính quyền tỉnh, cùng sự đồng lòng từ cộng đồng doanh nghiệp và người dân, Quảng Ninh được kỳ vọng sẽ dẫn đầu trong việc phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững.

Hỗ trợ người nuôi trồng sau thiên tai

Cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho gần 3.000 cơ sở nuôi trồng thủy sản tại Quảng Ninh, ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ dân. Để hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, chính quyền các cấp đang tiến hành các thủ tục giao biển cho cá nhân và tổ chức. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ tài chính từ phía chính quyền và ngân hàng cũng đã được đưa ra để giúp người nuôi trồng thủy sản nhanh chóng ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất.

Mục tiêu đến năm 2030

Với quan điểm phát triển thủy sản theo hướng sinh thái, xanh, sạch, gắn với sản xuất hiện đại, Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành trung tâm nuôi biển lớn của miền Bắc. Ngành thủy sản sẽ phát triển hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Đây sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn, gắn với tiềm năng kinh tế biển của tỉnh, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh.

PV