Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Quảng Ninh: Nỗ lực khôi phục hoạt động nuôi trồng thủy sản

16:12 | 10/10/2024

25 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Từ những vùng “biển trắng” không còn gì sau bão, đến nay, nhiều khu vực là trọng điểm của nuôi biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang hối hả khôi phục sản xuất.
Hải Phòng: Hỗ trợ hộ nuôi trồng thủy sản phục hồi sản xuấtHải Phòng: Hỗ trợ hộ nuôi trồng thủy sản phục hồi sản xuất
Quy hoạch phát triển vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu và TP HCM: Tầm nhìn ASEANQuy hoạch phát triển vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu và TP HCM: Tầm nhìn ASEAN

Nỗ lực

Vân Đồn là địa phương thiệt hại nặng nề nhất tỉnh Quảng Ninh về nuôi trồng thủy sản (NTTS) do bão số 3, với diện tích nuôi trồng trên biển gần như xóa sổ hoàn toàn. Trong đó, tổng sản lượng thủy sản đến kỳ thu hoạch bị thiệt hại khoảng 32.112 tấn (hàu 25.638 tấn, cá 636 tấn, hải sản khác 5.840 tấn).

Ngoài ra, còn gây thiệt hại cho 2.000ha hàu và 3.500 ô lồng nuôi cá mới thả giống. Tổng thiệt hại dự kiến đối với NTTS của huyện Vân Đồn trên 2.300 tỷ đồng.

Quảng Ninh: Nỗ lực khôi phục hoạt động nuôi trồng thủy sản
Tổng thiệt hại do bão Yagi gây ra đối với NTTS của huyện Vân Đồn trên 2.300 tỷ đồng

Ông Vũ Đức Hưởng - Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn, cho biết: Ngay sau bão, huyện đã trực tiếp tổ chức nhiều buổi làm việc với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, hộ NTTS để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân. Từ đó, bàn giải pháp tháo gỡ theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân được khoanh, hoãn, giãn trả nợ ngân hàng; tiếp cận nguồn vốn vay mới mà không có tài sản thế chấp hoặc lãi suất “0 đồng” để người dân có nguồn lực tái phục hồi sản xuất.

Song song làm việc với các tổ chức tín dụng, UBND huyện Vân Đồn đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, phối hợp chặt chẽ với chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn thành lập nhiều tổ công tác tiến hành các bước để giao khu vực biển thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện trong khu vực quản lý 3 hải lý. Theo đó, đến ngày 30/9, UBND huyện đã hoàn thành các thủ tục giao xong vị trí, tọa độ, mốc giới, diện tích khu vực biển cho gần 600 hộ gia đình của 50 HTX trên địa bàn, với diện tích 4.553ha, tăng 118% diện tích nuôi so với thời điểm trước khi có bão số 3.

Ngoài những hộ nuôi hàu biển, các hộ nuôi cá lồng bè cũng đang rất khẩn trương sửa chữa, khắc phục lắp đặt từng ô lồng bị hư hỏng, biến dạng. Ước tính sau bão đến nay, đã có 2.000 ô lồng nuôi cá được bà con khắc phục, đạt 30% so với ô lồng bị ảnh hưởng. Số ô lồng này được bà con sử dụng để nuôi những con cá còn sót lại sau bão.

Ông Phạm Văn Long, khu 9, thị trấn Cái Rồng (Vân Đồn), chia sẻ: Gia đình tôi rất phấn khởi khi là một trong những hộ gia đình đầu tiên trên địa bàn huyện được giao diện tích nuôi biển theo quy định. Trước đây, gia đình nuôi chủ yếu do tự phát nên khi bão số 3 làm thiệt hại, gần như không có căn cứ để hưởng các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước. Nay gia đình nhận được quyết định giao mặt biển, đây được coi là một tài sản có thể cầm cố ngân hàng thực hiện vay vốn, tái sản xuất.

Được biết, để đồng hành cùng người NTTS trên địa bàn Vân Đồn từng bước vượt qua khó khăn, bên cạnh các tổ chức tín dụng hỗ trợ về vốn, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổi trong NTTS trong và ngoài tỉnh cũng đã tích cực vào cuộc hỗ trợ bà con theo hướng tặng phao nuôi, giảm giá thành bán các sản phẩm phao HDPE do đơn vị sản xuất và cung ứng đến tận nơi.

Chỉ sau một thời gian ngắn triển khai, từ một vùng “biển trắng” không còn gì sau bão, đến nay nhiều khu vực biển của Vân Đồn đã từng bước hình thành nên những vùng nuôi mới có quy mô hơn.

Nỗ lực tái sản xuất

Ông Đoàn Trung Mạnh - phường Yên Hải, nuôi thả 20 vạn giống hàu, hà ở 18 lồng, bè với tổng trị giá đầu tư gần 8 tỷ đồng. Đây là số vốn ông Mạnh làm tích cóp nửa đời người mới có được. Tuy nhiên, siêu bão Yagi cuốn đi đến 90% tài sản đầu tư.

Ông Mạnh cho biết: Gần 10 năm tập trung làm ăn giờ chả còn gì, tất cả trôi sạch. Bao nhiêu vốn, công sức đầu tư, chuẩn bị được thu thì mất trắng. Trước mắt, gia đình nhờ người thân, bạn bè hỗ trợ đi tìm tài sản xem còn vớt vát được chút nào hay chút đó, rồi thuê lao động gia cố lại bè, mảng, cắt bỏ các dây hàu, thu gom lại các phao nhựa để tới đây ổn định sẽ tái sản xuất.

Quảng Ninh: Nỗ lực khôi phục hoạt động nuôi trồng thủy sản
Nhiều doanh nghiệp và hộ dân đã vệ sinh, gia cố ô lồng nuôi cá còn sót lại sau bão số 3 để thả nuôi mới

Theo thống kê đến thời điểm ngày 27/9, toàn TX Quảng Yên có 455 hộ NTTS bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, trong đó xã Hoàng Tân chiếm phần lớn với 358 hộ; còn lại các hộ thuộc phường, xã: Tân An, Liên Hòa, Liên Vị, Phong Hải. Gần 1.600 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó toàn bộ lồng, bè nuôi hàu, cá biển bị vỡ, hỏng hoàn toàn và 883ha đầm nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại. Tổng số thống kê chưa chính xác, ước thiệt hại trên 507 tỷ đồng.

Trước những thiệt hại của các hộ NTTS, ngay sau bão, lãnh đạo thị xã đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xuống tận cơ sở để thống kê thiệt hại, hướng dẫn bà con tu sửa lại ao đầm, lồng bè, xử lý môi trường để tiếp tục cho vụ nuôi khác trong thời gian sớm nhất. Đồng thời thăm hỏi, động viên lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân NTTS để kịp thời tháo gỡ những khó khăn trước mắt; tạo điều kiện tối đa nhất giúp người dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của các ngân hàng để tái sản xuất sau bão.

Ông Trần Đức Thắng - Chủ tịch UBND thị xã, nhấn mạnh: Sau bão số 3, mọi nỗ lực bao năm của người dân đều trở về con số 0. Dù vậy, vượt lên khó khăn, mất mát, người NTTS đang nỗ lực khắc phục thiệt hại để tiếp tục tái sản xuất.

Theo ông Thắng, trước những thiệt hại nặng nề mà cơn bão số 3 gây ra đối với các hộ NTTS, TX Quảng Yên luôn đồng hành với người dân để tháo gỡ khó khăn; tạo điều kiện tối đa để người dân có thêm động lực, quyết tâm tái sản xuất trong thời gian sớm nhất, ổn định cuộc sống. Thị xã sẽ nỗ lực làm tốt công tác phối hợp với các tổ chức, đơn vị để có những giải pháp phù hợp, thiết thực để hỗ trợ các hộ NTTS phục hồi sản xuất sau cơn bão, đối với những hộ được xem xét NTTS trong vùng nuôi tập trung theo quy định đề ra.

Thời điểm này, nhiều hộ NTTS khác đang tích cực tập trung khắc phục sau bão. Đặc biệt tu sửa, khôi phục hệ thống ao đầm, lồng, bè, chuẩn bị đầy đủ nguyên, nhiên, vật liệu, vật tư đầu vào trong NTTS, sẵn sàng thả giống khi điều kiện môi trường cho phép.

Chị Ngô Thị Thúy - phường Tân An, cho biết: NTTS phải tính đến thời điểm xuống giống và đây chính là thời điểm thích hợp nhất để xuống giống vụ mới, khi nhiệt độ còn mát. Chậm hơn, nước lạnh, hải sản sẽ không chóng lớn, hiệu quả kinh tế sẽ giảm đi. Vì vậy, các chính sách hỗ trợ lúc này là rất kịp thời. Ngay sau khi được ngân hàng hỗ trợ vay vốn 500 triệu đồng, tôi đã mua ngay 5.000 cá song để tái sản xuất, đồng thời gia cố các bè mảng, cố gắng vực dậy, làm lại từ đầu.

Trước những thiệt hại lớn bởi con bão số 3, tại buổi kiểm tra thực địa ôngCao Tường Huy – Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh đã có những buổi làm việc với từng ngành, lĩnh vực bị thiệt hại để trực tiếp bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn.

Cục Thuế tỉnh Quảng ninh cũng đã có công văn hướng dẫn miễn giảm, gia hạn tiền thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho người dân, doanh nghiệp sau bão lũ.

Theo đó, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng thiên tai được gia hạn từ 1-2 năm tiền nộp thuế, tùy từng trường hợp ảnh hưởng của bão. Doanh nghiệp được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa dùng cho sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi thiên tai cũng được giảm tối đa 30% số thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm xảy ra thiệt hại.

Hiện Cục Thuế đang tiến hành hướng dẫn cá nhân, tổ chức doanh nghiệp thực hiện chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế. Theo đánh giá từ các doanh nghiệp, đây thực sự là những thông tin hữu ích, bởi với những chính sách thuế hỗ trợ trực tiếp giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh khắc phục khó khăn về vốn, có điều kiện khôi phục, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp