Phương Tây hỗn loạn vì quyết định của OPEC+
Ngày 5/10, đại diện OPEC+ quyết định giảm sản lượng dầu với mức 2 triệu thùng/ngày |
Các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), bao gồm Ả Rập Xê-út (nước xuất khẩu lớn nhất thế giới), Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Iran, Iraq, Kuwait, Algeria, Angola, Gabon, Libya, Nigeria, Guinea Xích đạo, Cộng hòa Congo và Venezuela - với sự tham vấn và có sự tham gia của Nga (nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới) - đã nhất trí đưa ra quyết định giảm sản lượng dầu với mức 2 triệu thùng/ngày. Đây là một quyết định rất phù hợp với lợi ích của các nước thành viên OPEC và cả Nga.
Trong khi đó, phương Tây đang tìm kiếm mọi cách để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga và kiềm hãm lợi nhuận của Moscow. Hiện nay, Mỹ vẫn gây áp lực liên tục lên các đồng minh Trung Đông nhằm bắt họ tăng nguồn cung vào thị trường Mỹ trên quy mô quốc tế.
Điều này cũng phản ánh mức độ độc lập ngày càng mạnh mẽ của một số quốc gia ở Trung Đông, vốn được xem là đồng minh vững chắc của Mỹ. Trên thực tế, như nhiều quốc gia khác trên hành tinh, các nước Trung Đông cũng có nỗi bức xúc với Mỹ. Hơn nữa, về góc nhìn thực tế, Trung Đông cần phải ưu tiên lợi ích tài chính của họ chứ không phải của Washington.
Có thể khẳng định, nếu quyết định của OPEC sẽ phát sinh thêm vấn đề kinh tế cho Mỹ, thì đối với châu Âu, hệ quả sẽ trầm trọng hơn rất nhiều, rất là đối với các ngành công nghiệp và người tiêu dùng phổ thông.
Những sự kiện này cũng làm rõ thêm một thực tế: Phương Tây phụ thuộc rất nhiều vào thế giới bên ngoài – một thế giới sở hữu những lợi thế mà phương Tây chỉ có thể mong ước: Về dân số, về tài nguyên thiên nhiên, v.v.
Ngoài ra, xét theo bối cảnh hiện tại, có thể nói phương Tây cũng đã bước vào một cuộc chiến tranh mới - trên bình diện quân sự, kinh tế và thông tin. Chưa kể, Mỹ có thể sẽ trừng phạt kinh tế cả những nước đồng minh của mình.
Nếu vậy, giới truyền thông nhận định Ả Rập Xê-út có thể sẽ là mục tiêu đầu tiên. Trên thực tế, trong chuyến thăm gần đây nhất của Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Riyadh, Mỹ không thật sự gặt hái được gì nhiều. Dù vậy, Trung Đông chắc chắn biết rằng họ có khả năng đưa ra những lựa chọn thông minh. Nếu thật sự có ai bị đe dọa trong hoàn cảnh này, đó chỉ có thể là phương Tây.
Mỹ phật lòng, Nga hưởng lợi từ quyết định gây tranh cãi của OPEC+ |
Mỹ liệu có "ra tay" trước quyết định cắt giảm lớn sản lượng dầu của OPEC+ |
OPEC+ cắt giảm mạnh sản lượng dù chịu sức ép từ Mỹ |
Ngọc Duyên
AFP
-
Nhà đầu tư tích trữ vàng trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ
-
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo rủi ro gia tăng
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”