Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Phòng tránh "mưa đá"

15:35 | 22/11/2012

972 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Xin không bàn đến hiện tượng mưa đá trong lĩnh vực khí tượng thủy văn gây thiệt hại cho nhà nông và cư dân trong vùng bị thiên tai mà là bàn chuyện “mưa đá dư luận” như Bộ trưởng Đinh La Thăng nêu ra khi ban hành chính sách có điều này điều nọ bất cập.

Theo Bộ trưởng thì trong trường hợp này y như rằng dư luận phản ứng rất mạnh. Mạnh đến mức Tư lệnh Giao thông Vận tải (GTVT) gọi đó là “những trận mưa đá dư luận”. Chắc chắn trong các quan chức nhiều người từng “đụng” mưa đá như Bộ trưởng GTVT nhưng hình như chưa có ai thực sự muốn phòng tránh “mưa đá dư luận” một cách căn cơ như Bộ GTVT.

Không phải chỉ đến nhiệm kỳ này mới có những quy định của Bộ GTVT bị dư luận phản ứng ngay khi vừa ban hành. Bộ trưởng Đinh La Thăng thừa nhận quá trình chuẩn bị tạo sự đồng thuận của dư luận xã hội về một chính sách mới ban hành vốn là điểm yếu của công tác ban hành văn bản pháp lý của Bộ GTVT. Vốn năng động, ông không “bó tay chịu trận” mà muốn tìm cách khắc phục tháo gỡ. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là cách nghĩ, cách làm đầy quan trí. Ai đó nói rất đúng là thay vi ngồi nguyền rủa bóng tối, cần có người đốt lửa.

Nghị định 71 có những quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Và Bộ trưởng hy vọng điểm yếu đó sẽ được khắc phục sau khi Bộ GTVT thỏa thuận hợp tác với Viện Khoa học Xã hội Việt Nam… “Một trong những mục đích quan trọng của thỏa thuận hợp tác này là để chuẩn bị dư luận, nghiên cứu tác động nhiều chiều (trước khi ban bành chính sách) mà trước nay Bộ GTVT làm chưa tốt, thậm chí là kém”, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết.

Còn Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Nguyễn Xuân Thắng, người được coi là “kiến trúc sư” của thỏa thuận hợp tác này cũng nhìn nhận rằng, thực tế nhiều chính sách của ngành giao thông khi triển khai vấp phải những phản ứng xã hội rất gay gắt. Vì thế, ông hy vọng thỏa thuận sẽ đặt nền móng cho việc trao đổi thông tin, tăng cường thẩm định, phản biện về mặt chính sách của Bộ GTVT từ phía các chuyên gia của Viện Khoa học Xã hội.

Công luận ghi nhận nỗ lực của ngành GTVT trong việc xây dựng hạ tầng giao thông đúng tiến độ như kết quả của việc cược ghế Tổng giám đốc lý thú vừa qua, công luận cũng hoan nghênh và ửng hộ giải pháp “nhằm khắc phục” phòng tránh “mưa đá dư luận” của Bộ GTVT. Dẫu sao việc “tăng cường trao đổi và thẩm định, phản biện” như Bộ GTVT hy vọng là cần thiết nhưng có thể là chưa đủ.

Cuộc sống đòi hỏi các chính sách phải khả thi và phù hợp với yêu cầu của cơ quan quản lý và công dân. Vì vậy khâu quan trọng nhất lại là điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu từ thực tế làm cơ sở cho việc nghiên cứu, hình thành các chính sách, các văn bản pháp quy phù hợp. Thẩm định, phản biện trước khi ban hành là rất cần thiết, là một khâu trong quá trình hình thành chính sách. Ngoài ra cũng cần thẩm định hiệu quả của chính sách khi đưa vào áp dụng thì rốt cuộc, cũng chỉ mới giải quyết được phần ngọn của yêu cầu, nghĩa là ban hành cho có vai bất khả thi.

Với thỏa thuận này, không chỉ Bộ GTVT mà chính là người dân đòi hỏi và trông chờ các chuyên gia của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cũng như các chuyên gia khác sẽ “tham gia thẩm định, phản biện chính sách” hay “có những ý kiến đồng thuận” với chính sách của ngành giao thông mà quan trọng hơn, cần được tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, soạn thảo văn bản.

Mới đây thôi khi Nghị đinh 71 có hiệu lực đã có nhưng trận “mưa đá dư luận” nhằm vào Bộ GTVT với tư cách một trong những cơ quan soạn thảo. Rất nhiều ý kiến và kiến nghị chính đáng của người dân đã được lắng nghe, ghi nhận và lý giải. Thậm chí đã có những lời hứa chắc chắn như lực lượng cảnh sát giao thông về việc không lạm dụng quy dịnh để “hành” công dân. Thế nhưng điều kỳ cục là nhân danh phản biện đã có nhưng ý kiến lạc lõng, do không nghiên cứu Nghị định 71, do hồ đồ đòi để công dân không phải mang giấy tờ tùy thân khi ra đường?!

Không những thế, có những ý kiến quặc cả những đề xuất không thành hiện thực như cấm người ngực lép chạy xe máy, chỉ cho xe số lẻ chạy ngày lẻ, xe số chẵn chạy ngày chẵn, cấm xe ngoại tỉnh vào nội đô và thu phí cao với các xe vào trung tâm thành phố. Và mới đây nhất là đề xuất cấm xe máy chở một người chạy giờ cao điểm, buộc người dân phải ghép đôi nhằm giảm lượng xe lưu thông trong phố vào giờ cao điểm. Hóa ra họ định ném đá thật chứ không phải chỉ gây “mưa đá dư luận”.

Phòng tránh “mưa đá dư luận” là cần thiết và cách làm của Bộ trưởng Bộ GTVT cần nhân rộng trong các cơ quan quản lý Nhà nước khác, nhằm hạn chế những chính sách còn điều này điều kia bất cập!

Tầm Văn