PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: “Phi lợi nhuận” cần một chữ… “Tâm”
Mặc dù đã có quy định thế nào là giáo dục phi lợi nhuận thế nhưng suốt hơn chục năm qua khái niệm này vẫn gây nhiều tranh cãi. Chính việc chưa ngã ngũ này mới có hiện tượng cùng một trường ĐH mà bên nói “phi lợi nhuận”, bên khăng khăng là "có lợi nhuận".
Thực tế thì hệ thống văn bản hiện hành có dùng cụm từ “không vì lợi nhuận” và định nghĩa là “phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học. Các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ”.
Lúc này đồng tiền cũng giống như gửi tiết kiệm, tiền lãi sẽ được đầu tư để phát triển đội ngũ và cơ sở vật chất, quan tâm tới lợi ích của sinh viên.
Tuy nhiên, tiêu chí này thậm chí còn bị nhiều chuyên gia phản đối. Bởi có trường dù chia cổ tức thấp với mức xấp xỉ lãi suất ngân hàng thì cũng không hẳn là phi lợi nhuận.
Thí sinh đăng ký dự thi vào các trường ĐH |
GS. Phạm Phụ từng cho rằng: Ngay cả đối với một công ty có lãi suất hàng năm đạt khoản 30%, nhưng chỉ chia 5%, còn lại 25% tái cấu trúc và như vậy công ty vẫn là siêu lợi nhuận.
Thế mà nhiều trường tuyên bố hoạt động giáo dục không vì lợi nhuận nhưng trên thực tế lại chia cổ tức cao ở mức ngất ngưởng, ban điều hành nhận lương thưởng rất cao và điều đặc biệt là không có sự minh bạch trong điều hành quản lý, chi tiêu tài chính...
Đồng quan điểm này, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng: Với điều kiện như ở Việt Nam thì thật khó để các trường đi theo hướng giáo dục phi lợi nhuận.
Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ thì: Hiện nay mình có khoảng 450 các trường ĐH, CĐ, chưa kể các trường dạy nghề, số trường ngoài công lập chiếm khoảng 90 trường.
Các trường này phải tự chủ để phát triển trường. Nên mới có chuyện hoạt động phi lợi nhuận và lợi nhuận.
Thực tế thì việc hoạt động phi lợi nhuận không phải không mang lại lợi nhuận gì vì như thế thì làm sao họ phát triển được.
Chúng ta phải hiểu phi lợi nhuận ở đây tức là lợi nhuận nó không bỏ vào túi nó mà lợi nhuận được quay vòng để tiếp tục đầu tư vào trường.
PGS. Trần Xuân Nhĩ nhận định: “Phi lợi nhuận trong giáo dục ở các nước khác họ làm rất triệt để. Là bởi họ có rất nhiều tiền nên việc đầu tư vào giáo dục như việc người ta bỏ tiền ra để làm từ thiện mà không phải suy nghĩ.
Nhưng ở Việt Nam, việc phi lợi nhuận là hơi khó vì điều kiện không cho phép. Họ có tiền dành dụm bỏ vào ngân hàng kiếm chút lãi, nếu không bỏ vào ngân hàng thì họ bỏ vào trường học, họ cũng sẽ thu lại được tương tự như bỏ tiền vào ngân hàng hoặc cao hơn chút ít. Còn tiền dư ra, họ sẽ đầu tư vào trường, xây dựng cơ sở vật chất, mua trang thiết bị...
Nói thế để mọi người hiểu, những trường phi lợi nhuận họ lợi nhuận rất nhiều nhưng không bỏ vào trong túi nó mà lợi nhuận này dành để đầu tư ngược lại phục vụ cho học sinh”.
PGS. Trần Xuân Nhĩ |
Ông Nhĩ cũng cho rằng: Hiện cũng có những trường như Duy Tân, Đại học Kinh doanh & Công Nghệ, Thăng Long… đã dần hướng đến những bước đi như vậy. Như trường ĐH Duy Tân, ban đầu họ đi vay nhà nước 120 triệu. Nhưng trong quá trình phát triển, họ trả lại vốn, tiền lãi được đầu tư lại cơ sở vật chất của trường. Đến giờ những người bỏ tiền ra đầu tư, họ không cần thu lãi nữa.
Nhưng không phải trường nào cũng vậy. Hiện có gần 100 trường ĐH ngoài công lập nhưng cũng phải đến 10% trường có vấn đề. Rồi chính từ việc lọi nhuận hay phi lợi nhuận mà xảy ra tranh chấp.
“Để chuẩn nguyên tắc phi lợi nhuận thì cần phải nhiều yếu tố, mà trong đó yếu tố minh bạch trong tài chính là quan trọng nhất” - PGS.Trần Xuân Nhĩ nhận định.
Lấy ví dụ trong điều chế tiền lương, thì phải có mức quy định nhất định. Cụ thể nếu quy định là phải để lại 25% tiền lãi để tái đầu tư, thì phải có kế hoạch giám sát xem thực hiện đúng như thế hay không. Nhưng quy định này cũng trở nên cứng nhắc nếu lợi nhuận của trường cao hơn con số đó thì sao?
Vậy mới nói chế tài của mình chưa thực rõ ràng, minh bạch nên một số người ta đã lợi dụng những lỗ hổng này mà lách luật. Từ đó làm cho hình ảnh các trường ngoài công lập trở nên xấu đi.
PGS. Trần Xuân Nhĩ lấy ví dụ: Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ, hiệu trưởng là ông Trần Phương có khi chỉ nhận tiền lương là 1 triệu đồng. Đến giờ khi trường phát triển thì mức lương cũng được phân bổ lại. Lúc đầu lương anh chỉ 1 triệu, sau khi trường có lãi, lương anh lên 5 triệu. Sẽ có hội đồng thẩm định quá trình công tác của anh là bao lâu, họ trả công xứng đáng cho anh. Rồi anh dùng tiền đó để đầu tư lại cho trường. Đó là cách xử lý tài chính minh bạch… nên mới không có chuyện lục đục nội bộ. Còn những trường mà lương hiệu trưởng cao mà cán bộ, giáo viên hay cổ đông thấp thì mâu thuẫn là đương nhiên.
Nhận định đầu tư vào giáo dục ở Việt Nam là một lĩnh vực sẽ ngày càng phát triển, nên đầu tư ra sao là việc nhà nước cần phải có chính sách và chế tài hợp lý, PGS. Trần Xuân Nhĩ cho rằng: “Khi kinh doanh giáo dục, dù phi lợi nhuận hay lợi nhuận thì những người làm giáo dục cần phải có cái tâm tốt. Tâm chưa tốt thì đừng nên làm giáo dục”.
Giáo dục Đại học: “Phi lợi nhuận” hay “siêu lợi nhuận”? Liên tiếp những lùm xùm trong cung cách quản lý của nhiều trường ĐH thời gian vừa qua, khiến không ít ý kiến lo ngại tới đây sẽ là giai đoạn khủng hoảng của giáo dục Đại học. |
Nghĩ về lòng tự trọng trong nghề giáo thời nay Từ việc trường Đại học Hùng Vương không được tuyển sinh viên trong 4 năm, hiệu phó đến tuổi nghỉ hưu nhưng quyết bám trụ; cho đến chuyện thầy cô trong ban giám hiệu dùng đủ cách để tranh giành quyền lực, lợi nhuận ở Đại học Hoa Sen. Chưa bao giờ nghề giáo cao quý lại trở nên nhộn nhạo, đáng buồn như lúc này. |
Huy An
-
Nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào ngành y tế, giáo dục
-
"Tiền" và "con người", hai từ khóa quan trọng trong đầu tư giáo dục
-
ĐH Hoa Sen - 'giáo dục phi lợi nhuận' chỉ là... chiêu bài
-
Đừng để học sinh 'quay lưng' với môn Lịch sử
-
Tỷ phú Lý Gia Thành: 3 việc bạn càng chi tiền, càng kiếm nhiều tiền
- Tử vi ngày 25/10/2024: Tuổi Thìn phát huy tài lẻ, tuổi Thân tiến triển tích cực
- Tử vi ngày 24/10/2024: Tuổi Tý quý nhân che chở, tuổi Ngọ tài lộc rực rỡ
- Tử vi ngày 23/10/2024: Tuổi Dần phát huy tiềm năng, tuổi Dậu cơ hội phát triển
- Tử vi ngày 22/10/2024: Tuổi Tỵ cải thiện thu nhập, tuổi Tuất phát huy điểm mạnh
- Tử vi ngày 21/10/2024: Tuổi Sửu trải nghiệm mới mẻ, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ