Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

PGS Trần Xuân Nhĩ:

Đừng để học sinh 'quay lưng' với môn Lịch sử

07:05 | 11/11/2015

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - “Chúng ta không nên đánh đồng tầm quan trọng của môn Lịch sử với môn Công dân với Tổ quốc. Đừng nên nhầm lẫn giữa kiến thức các sự kiện lịch sử cụ thể với hệ thống kiến thức rộng lớn của bộ môn khoa học lịch sử chính thống”, PGS. Trần Xuân Nhĩ nói.

Mặc dù vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân, nhưng “Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới” của Bộ GD&ĐT vẫn khiến cho dư luận đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn về tính khả thi và hợp lý của một số điểm trong đó.

Bày tỏ sự quan tâm về Dự thảo này, PGS Trần Xuân Nhĩ – Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đã dành cho game bài đổi thưởng trực tuyến một cuộc trao đổi thẳng thắn nói rõ tâm tư, góp ý của mình đối với Chương trình giáo dục phổ thông mới lần này của Bộ.

pgs tran xuan nhi dung de hoc sinh quay lung voi mon lich su

PGS Trần Xuân Nhĩ – Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT.

Đặt vấn đề về tính khả thi của việc đưa môn Lịch sử vào giảng dạy tích hợp với môn Công dân với Tổ quốc, PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng còn quá nhiều điều bất cập.

“Là một bộ môn khoa học chính thống, tại sao lại không được đưa môn Lịch sử vào giảng dạy một cách bắt buộc như các môn Toán, Ngữ văn mà lại phải tích hợp với môn Công dân với Tổ quốc”, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đặt câu hỏi.

Về sâu xa, PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, việc giải quyết bài toán về cơ chế phân luồng trong hệ thống giáo dục của chúng ta hiện vẫn còn một số bất cập. Từ đó kéo theo những hệ quả trong việc phân cấp các bộ môn học, trong đó có môn Lịch sử.

Trao đổi về khía cạnh này, ông Nhĩ cũng cho biết, nếu chiếu theo Nghị quyết TƯ số 29 về thực hiện phân luồng triệt để học sinh sau THCS, xây dựng hệ thống giáo dục mở, đảm bảo liên thông giữa các cấp học, hội nhập quốc tế về khung trình độ… thì Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới này chưa hề đáp ứng đủ các tiêu chí đó.

Vị chuyên gia giáo dục cũng chỉ ra thêm: “Trong dự thảo chương trình lần này, việc loại môn Lịch sử ra khỏi danh mục các môn bắt buộc phải học và thi cũng là điều không thể chấp nhận được, ít nhất là vào thời điểm này bởi các lý do sau:

Một là, Lịch sử là một bộ môn khoa học chính thống rất quan trọng trong hệ thống giáo dục từ phổ thông cho tới các cấp cao hơn.

Hai là, trong bối cảnh hiện nay thì việc bồi dưỡng các kiến thức lịch sử cho học sinh càng phải được chú trọng vì những diễn biến ngày càng phức tạp của tình hình thế giới, khu vực đòi hỏi tính tự tôn dân tộc càng phải vững chắc hơn nữa”.

Bên cạnh đó, PGS Trần Xuân Nhĩ cũng lưu ý rằng: “Chúng ta không nên đánh đồng tầm quan trọng của môn Lịch sử với môn Công dân với Tổ quốc. Đừng nên nhầm lẫn giữa kiến thức về một sự kiện lịch sử cụ thể được gắn trong bộ môn nào đó với hệ thống kiến thức rộng lớn của bộ môn khoa học lịch sử chính thống.

pgs tran xuan nhi dung de hoc sinh quay lung voi mon lich su

Việc các em học sinh THPT đang “lạnh nhạt” với môn Lịch sử và rất ít em chọn thi môn này đang là một thực tế đáng buồn.

Đành rằng thực tế hiện nay, số lượng học sinh chọn thi môn Lịch sử qua các kỳ thi vừa qua đang bị giảm đáng kể, có thể do cách dạy sử của chúng ta đang có vấn đề. Nhưng xin hãy nhìn nhận vấn đề này một cách tổng thể hơn, chứ đừng chạy theo trào lưu mà quên mất cội rễ của mình”.

“Một đất nước với hơn 4.000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước oai hùng như vậy, mà hậu thế lại có quyền được “tự chọn” có học hay không học thì quả là điều vô cùng đáng buồn. Cho dù là tích hợp với môn học khác thì gần như, giá trị và vị trí của môn lịch sử đã bị hạ thấp một cách không thể chấp nhận được ở thời điểm này”, nguyên Thứ trưởng Nhĩ băn khoăn.

Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh tới vai trò của bộ môn này trong bối cảnh kinh tế thị trường đang bùng nổ như hiện nay, việc học sinh coi nhẹ, thậm chí “quay lưng” với môn Lịch sử đang dần trở nên phổ biến.

“Chúng ta cần phải tiếp tục bồi dưỡng môn này giúp các em học sinh trang bị thêm những kiến thức và ý thức dân tộc. Đừng chạy theo đồng tiền mà tự đánh mất mình, đánh mất nguồn gốc của đất nước mình. Còn việc tích hợp môn Lịch sử vào môn khác thì có lẽ, nên để sau này hãy tính. Bởi một khi đã trải qua một giai đoạn, tầm mức nào đó rồi, điều kiện cho phép thì ta làm vẫn chưa muộn. Hiện tại thì chưa nên và không nên “đối xử” với môn Lịch sử như vậy”, PGS Trần Xuân Nhĩ phân tích thêm.

Thảo Phượng - Nhật Minh