PCI 2015: Đà Nẵng dẫn đầu 3 năm liên tiếp
Góc khuất PCI: Hà Nội chậm... tiến Trong khi Lào Cai tăng được 14 bậc, vươn lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2014 (PCI 2014) thì Hà Nội chỉ cải thiện được 7 bậc, từ vị trí thứ 33 xuống vị trí thứ 26. |
Đà Nẵng vẫn dẫn đầu
Báo cáo PCI cho biết, nhìn chung, chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố tiếp tục duy trì xu hướng cải thiện, những hoạt động như đăng ký doanh nghiệp, tiếp cận thông tin, cải cách thủ tục hành chính tại các địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực từ nhiều năm qua.
Theo Bảng xếp hạng, Đà Nẵng có số điểm là 68,34. Bám sát tiếp theo là Đồng Tháp (66,39) và Quảng Ninh (65,75). Đây cũng là hai tỉnh có nhiều sáng kiến cải cách hành chính và đổi mới chất lượng điều hành.
Hai địa phương tiếp theo nằm trong nhóm tỉnh có chất lượng điều hành rất tốt của PCI 2015 là Vĩnh Phúc và Lào Cai, những địa phương vốn từng có thành tích cao trong PCI những năm trước.
Nhóm 10 tỉnh thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất còn có TP.HCM, Thái Nguyên, Quảng Nam, Long An và Thanh Hóa. Trong nhóm này, Quảng Nam là gương mặt mới khi lần đầu có mặt trong nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu PCI. Hơi tách biệt, nằm ở nhóm khá, Thủ đô Hà Nội đứng thứ 24 với số điểm 59, sau Đắc Lắc, Sóc Trăng, Lâm Đồng.
PCI 2015: Hà Nội đứng thứ 24, Đà Nẵng dẫn đầu 3 năm liên tiếp |
Theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI: Năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam phần lớn được quyết định bới chất lượng điều hành và sự thuận lợi của môi trường kinh doanh cấp tỉnh. Do vậy, sự năng động, tiên phong của lãnh đạo các địa phương, sự chuyên nghiệp, mẫn cán của đội ngũ cán bộ công chức địa phương là yếu tố quyết định tốc độ phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.
Điều tra PCI năm 2015 cũng ghi nhận những dấu hiệu khởi sắc của môi trường kinh doanh Việt Nam. Tỷ lệ doanh nghiệp dân doanh tăng quy mô đầu tư vốn tiếp tục tăng nhẹ (10,9%), quy mô vốn trung bình của doanh nghiệp tăng cao, trung bình là 16,5 tỷ đồng, gấp đôi so với quy mô của năm 2006. Tỷ lệ doanh nghiệp tuyển dụng thêm lao động là 12%, tăng gần gấp đôi với năm 2012. Năm 2015, gần một nửa doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong thời gian tới, mức cao nhất trong vòng 5 năm công bố PCI gần đây.
Năm nay, nằm ở cuối bảng xếp hạng chủ yếu vẫn là những tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lai Châu, Bắc Cạn. Đáng lo ngại, những tỉnh này cũng đồng thời cũng là những địa phương có nhiều hạn chế về vị trí địa lý không thuận lợi và cơ sở hạ tầng kém phát triển.
Bảng xếp hạng PCI năm 2014 |
Môi trường vẫn còn kém hấp dẫn
Môi trường kinh doanh của Việt Nam mặc dù có nhiều cải thiện những vẫn còn kém hấp dẫn về những chi phí không chính thức, gánh nặng quy định, chất lượng của cơ sở hạ tầng và dịch vụ công như y tế, giáo dục.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, VCCI cho biết: Để phục vụ cho việc xây dựng Dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, PCI năm 2015 còn dành riêng một chương phản ánh ý kiến của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước về môi trường kinh doanh 2015. Kết quả điều tra cho thấy, các doanh nghiệp chưa có khả năng nắm bắt cơ hội thị trường tốt, phần lớn vẫn quanh quẩn trong thị trường nội địa và kết quả kinh doanh tương đối ảm đạm.
Các doanh nghiệp còn tương đối khó khăn trong tiếp cận nguồn lực, vốn, đất đai, cập nhật thông tin chính sách và pháp luật, chịu gánh nặng lớn về chi phí không chính thức và chưa được hưởng những dịch vụ kinh doanh có chất lượng với chi phí phù hợp.
Bên canh đó, báo cáo cũng có một phần riêng về cảm nhận của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Theo đó, 1.584 doanh nghiệp FDI cho biết họ tiếp tục đánh giá Việt Nam tích cực hơn so với các quốc gia khác về sự ổn định chính sách, mức độ rủi ro bị thu hồi tài sản thấp, khả năng tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạch định chính sách cao và mức thuế hợp lý.
Phân tích về khả năng hấp thụ vốn và hiệu ứng lan tỏa của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, báo cáo PCI 2015 đánh giá, hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và năng suất lao động từ các đối tác nước ngoài đến doanh nghiệp Việt Nam tương đối hạn chế, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao. Do đó, Việt Nam cần cải thiện hiệu quả của hoạt động đào tạo, nâng cao hiệu quả của người lao động và trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước nhằm thu lại nhiều lợi ích hơn từ FDI.
Tiểu Bảo
-
Chân chạy VPI phá kỷ lục ở VPBank Hanoi International Marathon 2024
-
Tin tức kinh tế ngày 18/10: Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%
-
Giá dầu hôm nay (18/10): Dầu thô tăng trở lại
-
Tăng trưởng tín dụng đạt 9%, kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm
-
Giá vàng hôm nay (18/10): Tiếp đà tăng mạnh