Nỗi lo của điều dưỡng chăm sóc em bé nhiễm nCoV
"Chúng tôi hồi hộp chờ bệnh nhi đến, vừa lo lắng vừa trống rỗng bởi đây là ca bệnh đầu tiên nhỏ tuổi nhất nhiễm virus corona tại nước ta", nữ điều dưỡng nhớ lại.
Bệnh nhi được chuyển từ Vĩnh Phúc đến viện nhi đêm 11/2. Điều dưỡng Tỉnh và bác sĩ trong trang phục bảo hộ chờ sẵn. Ngay lập tức, mẹ và bé được đưa thẳng vào khu cách ly. Công việc diễn ra khẩn trương, chẳng ai kịp nói lời chào. Một đội gồm 2 bác sĩ và 2 điều dưỡng được thành lập cùng cách ly chăm sóc điều trị riêng cho bé.
Điều dưỡng Phùng Thị Liên Tỉnh 39 tuổi, là một trong nhóm 4 y bác sĩ riêng của bé. Khi bé đang trên đường được đưa từ Vĩnh Phúc về Hà Nội, chị Tỉnh có nhiệm vụ liên lạc với đồng nghiệp trên xe cứu thương để xác định chính xác thời gian xe đến viện nhi.
Đã chuẩn bị sẵn tâm lý nhưng "cảm giác vừa thương bé vì còn quá nhỏ đã mắc bệnh và cách chăm sóc, điều trị cho cháu ra sao khiến tôi hồi hộp vô cùng", chị tâm sự.
Điều dưỡng Phùng Thị Liên Tỉnh, Trung tâm Y học lâm sàng Các bệnh Nhiệt đới Trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Thùy An |
Khu cách ly bệnh nhi nằm trong Trung tâm Y học lâm sàng Các bệnh Nhiệt đới Trẻ em thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương.
Ngoài nhóm y bác sĩ chăm sóc trực tiếp cho bé, còn có một đội ngũ nhân viên y tế hỗ trợ vòng ngoài. Tất cả đều phải sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ như quần áo, giày, kính mũ, khẩu trang chuyên dụng. Sau khi tiếp xúc với trẻ, họ phải tuân thủ quy trình vệ sinh các bề mặt và thay toàn bộ phương tiện phòng hộ. Riêng điều dưỡng luôn phải tập trung để kịp thời ứng phó, xử trí khi bệnh nhi có dấu hiệu bất thường.
Mỗi ngày, kíp trực gồm một bác sĩ và một điều dưỡng thay phiên nhau vào chăm sóc bệnh nhi, hạn chế những việc không cần thiết để tránh lây nhiễm chéo. Mẹ bé được đặc cách cùng chăm sóc con, với điều kiện luôn giữ ở trạng thái bảo hộ tốt nhất như mặc áo bảo hộ và đeo khẩu trang để đảm bảo không lây nhiễm.
Từ cánh cửa kính buồng đệm, điều dưỡng Tỉnh thường xuyên quan sát tình trạng của bé và những thông số đo sức khỏe trên các thiết bị theo dõi. Chị cũng phải hướng dẫn mẹ bé cách vệ sinh tay, vệ sinh cá nhân và sử dụng phương tiện phòng hộ, cách cho trẻ bú đúng và bảo vệ nguồn sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cũng như động viên tinh thần cho mẹ.
"Trong lúc này, sự vững tin của người mẹ là nguồn động lực cho nhân viên y tế trong cuộc chiến giúp bé vượt qua bệnh tật", điều dưỡng Tỉnh cho biết.
Từ ngày tiếp nhận bệnh nhi, công việc của điều dưỡng Tỉnh không có nhiều thay đổi, thậm chí khối lượng công việc giảm đi do chỉ chăm sóc một người. Tuy nhiên, áp lực công việc tăng lên, nhất là khi thông tin về số ca nhiễm bệnh, tử vong và tỷ lệ nhân viên y tế tại vùng dịch của Trung Quốc lây nhiễm ngày càng cao.
Điều dưỡng Tỉnh (áo bảo hộ trắng) phụ trách chăm sóc bệnh nhi nCoV trong 10 ngày ở viện. Ảnh: Xuân Tùng |
Theo các bác sĩ, khó khăn lớn nhất khi điều trị là cháu bé còn quá nhỏ, sức đề kháng kém, nguy cơ có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Các bác sĩ phải túc trực thường xuyên, theo dõi sát sao, chăm sóc kỹ lưỡng hơn các bệnh nhi khác.
10 ngày chăm sóc bé, nhóm nhân viên y tế cũng được cách ly, theo dõi sức khỏe để tránh lây nhiễm. Sau ca trực, họ trở về phòng nghỉ ngơi và chờ đến ca trực tiếp theo nên "cảm giác ngày trôi qua thật dài".
Ngày 15/2, bệnh nhi được kết quả xét nghiệm nCoV âm tính lần một. Cầm kết quả của bé trên tay, điều dưỡng Tỉnh mừng rỡ, gọi về cho chồng báo tin. Ba ngày sau, bệnh nhi nhận kết quả âm tính lần hai, các chỉ số xét nghiệm sinh hóa, huyết học, X-quang tim phổi của bé đều bình thường. Kết quả xét nghiệm Covid-19 của người mẹ cũng âm tính hai lần liên tiếp.
Sáng 20/2, các bác sĩ đưa ra hai mẹ con từ viện Nhi ra xe cứu thương về Vĩnh Phúc. Ảnh: Giang Huy |
Hôm nay, Bệnh viện nhi Trung ương không còn ca dương tính với Covid-19, song toàn bộ y bác sĩ vẫn sẵn sàng trong mọi tình huống ứng phó dịch. Riêng điều dưỡng Tỉnh vẫn nhớ và lo lắng cho em bé mình tận tay chăm sóc từ ngày đầu.
"Mỗi người, mỗi công việc đều có giá trị riêng. Giá trị nghề điều dưỡng là theo sát, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh bằng tất cả tâm huyết của mình", nữ điều dưỡng 15 năm kinh nghiệm, cho biết.
Trước khi bệnh nhi xuất viện, chị tận tay sửa soạn quần áo, đồ đạc, dặn dò mẹ bé chăm sóc vệ sinh, theo dõi tại nhà để tránh bị nhiễm các bệnh khác. Với chị, bệnh nhi khỏi bệnh xuất viện không chỉ là niềm vui của gia đình, mà còn là sự công nhận dành đội ngũ nhân viên y tế đang nỗ lực chống dịch.
"Rồi dịch bệnh sẽ được kiểm soát, chúng ta sẽ được đoàn tụ bên gia đình của mình thôi", chị Tỉnh nói.
Theo Vnexpress.net
14% bệnh nhân ở Quảng Đông tái nhiễm nCoV |
Bệnh nhân nCoV thứ 16: "Mong cộng đồng đừng kỳ thị" |
Việt Nam tăng 30 ca nghi nhiễm trong một ngày |
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 21/10/2024: Tuổi Sửu trải nghiệm mới mẻ, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ
- Tử vi ngày 16/10/2024: Tuổi Tỵ may mắn bất ngờ, tuổi Mùi cơ hội đầu tư
- Tử vi ngày 15/10/2024: Tuổi Dậu vận may tài chính, tuổi Dần ý tưởng thú vị
- Tử vi ngày 14/10/2024: Tuổi Sửu mở rộng quan hệ, tuổi Tuất quý nhân hậu thuẫn
- Tử vi ngày 12/10/2024: Tuổi Mão phúc lộc dồi dào, tuổi Hợi tinh thần lạc quan