Những vụ án kinh tế tài chính chấn động trong lịch sử (Phần 1)
Tội phạm tài chính có liên hệ mật thiết với các loại tội phạm khác như: tội phạm công nghệ cao, khủng bố, ma túy. Tội phạm tài chính được thực hiện bởi các cá nhân, các tập đoàn, hoặc các băng, nhóm tội phạm có tổ chức; nạn nhân có thể bao gồm các cá nhân, các tập đoàn, các chính phủ và thậm chí toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia hoặc nền kinh tế thế giới.
Bên cạnh đó, tội phạm kinh tế tài chính đã trở thành sức ép lớn đối với các cường quốc kinh tế. Những vi phạm dù rất nhỏ xảy ra tại Sở giao dịch chứng khoán New York có thể làm thiệt hại hàng triệu đô-la Mỹ, gây tổn thất nặng nề cho không chỉ nền kinh tế Mỹ mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thế giới. Lịch sử đã không ít lần chứng kiến những vụ án gây chấn động thế giới.
Bernard Ebbers và Công ty WorldCom: Năm 1967, Bernard Ebbers, Quốc tịch Mỹ khởi nghiệp từ việc kinh doanh nhà trọ, trong đó có loại hình kinh doanh cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài. Ebbers đã nhận thấy đây là cơ hội kinh doanh được mở ra. Năm 1983, Ebbers tiến hành kinh doanh lớn bằng việc thành lập Công ty Dịch vụ điện thoại đường dài giá rẻ (LDDS). Ebbers nhận chức Tổng giám đốc điều hành tại LDDS (tiền thân của WorldCom) vào năm 1985 và gây dựng WorldCom trở thành công ty viễn thông lớn thứ hai tại Mỹ.
Trụ sở Công ty WorldCom
Với tham vọng nhanh chóng tăng thêm doanh thu, Ebbers đã mở rộng mua và sáp nhập được 35 công ty lớn, nhỏ (mua MFS communications Co. WorldCom và sáp nhập công ty UUnets…) vào những năm 1990. Đến năm 1996, nâng doanh thu hàng năm từ 5,6 tỷ USD lên 32 tỷ USD. Giữa năm 1999, cổ phiếu WorldCom tăng giá kỷ lục, Ebbers trở thành thần tượng của phố Wall thời bấy giờ. Tổng thống đương thời Bill Clinton thậm chí còn coi ông là biểu tượng của Mỹ thế kỷ 21 và là hiện thân của tương lai.
Tuy vậy, đến năm 2000 Ebbers tiếp tục sáp nhập các công ty nhằm thực hiện mưu đồ độc quyền ngành viễn thông, Ebbers nằm trong tầm ngắm của Cảnh sát Mỹ và cơ quan luật pháp Hoa kỳ. Lúc này WorldCom đã thực hiện được hơn 60 cuộc thôn tính. Năm 1998, cổ phiếu của ngành công nghiệp viễn thông lao dốc, đây cũng là khởi điểm việc gian lận trong làm ăn của Ebbers.
Năm 2001, dự định mua đối thủ nặng ký hơn Sprint không thành và nỗi lo về những khoản nợ nần chồng chất của WorldCom ngày một lớn dần, Ebbers bị buộc tội che giấu lỗ bằng cách gian lận sổ sách và thổi giá cổ phiếu tăng giả tạo. Ebbers đã rút 400 triệu USD từ WorldCom để rót tiền cho các lĩnh vực kinh doanh khác.
Bernard Ebbers, Quốc tịch Mỹ
Do sa lầy vào các vụ thôn tính, WoldCom đã nợ lên tới 41 tỷ USD của các ngân hàng lớn. Để che giấu tài chính đang suy yếu, Ebbers tạo tăng trưởng giả nhằm nâng giá cổ phiếu. Lúc đỉnh điểm, cổ phiếu của WoldCom là 63,5USD (năm 1999) lao dốc xuống còn 20cent (năm 2002).
Vào tháng 4/2002, Ebbers mất chức CEO và giữa năm 2002, WoldCom buộc nộp đơn xin phá sản. Khi đó, khoảng 20.000 lao động đã mất việc làm, các cổ đông bị thiệt hại tới 180 tỷ USD, tài sản của WoldCom rơi vào tay các ngân hàng.
Năm 2005, Ebbers bị buộc tội gian lận, báo cáo sai và bị kết án 25 năm tù giam với tội danh lừa đảo chứng khoán, gian lận sổ sách. WorldCom vẫn được nhắc tới như một vụ phá sản lớn nhất và điển hình nhất trong lịch sử kinh tế Mỹ, làm kinh tế nước Mỹ bị thiệt hại nặng nề.
(Còn tiếp)
Hòa Thu
-
[PetroTimesTV] Petrovietnam kiên định mục tiêu tăng trưởng để giữ ổn định và phát triển
-
Quý III/2024: GDP tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước
-
“Đồng tiền thông thái”: Nâng cao kiến thức về tài chính - ngân hàng cho sinh viên
-
Niềm vui của hai dự án bauxite Tây Nguyên
-
Vương quốc Anh cam kết hỗ trợ Việt Nam huy động tài chính xanh
-
Giá vàng hôm nay (18/10): Tiếp đà tăng mạnh
-
Châu Âu nhập khẩu lô hàng LNG đầu tiên từ Mexico
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/10: Giá dầu thế giới nhích tăng nhẹ
-
Chuyên gia thuế chỉ cách đo lường tác động áp 5% thuế GTGT đối với phân bón
-
Đầu tư hydro phát thải thấp: Thách thức cũng là cơ hội cho doanh nghiệp