Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 18/3/2023
Hydrogen được kỳ vọng là giải pháp quan trọng trong lộ trình chuyển dịch năng lượng. Ảnh minh họa: VIR |
Ra mắt Câu lạc bộ Hydrogen Việt Nam ASEAN
Tối 17/3 tại TP Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ Hydrogen Việt Nam ASEAN đã chính thức ra mắt trước sự chứng kiến của đại diện đại sứ quán một số nước ASEAN tại Việt Nam. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hoạt động kết nối cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam với các nước ASEAN do Hội hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á TP Hồ Chí Minh tổ chức.
Trong chương trình kết nối cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với các nước ASEAN, Hội hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á TP Hồ Chí Minh đã trao quyết định thành lập và ra mắt Câu lạc bộ Hydrogen Việt Nam ASEAN (VAHC) với các thành viên gồm: Ông Lê Ngọc Ánh Minh - Chủ tịch; ông Hồ Mạnh Dũng - Phó chủ tịch và ông Hồ Quang Minh - Tổng thư ký.
"Thông qua Câu lạc bộ Hydrogen Việt Nam ASEAN, các thành viên, các cơ quan chính phủ và phi chính phủ, các nhà vận động năng lượng hydrogen, các nhà công nghệ và đầu tư, các nhà thầu có thể gặp gỡ và chuyển nhận tài nguyên về nhân lực, quỹ đất, công nghệ, tài chính, xây dựng, cung ứng, tiêu thụ hydrogen ở Việt Nam và khu vực ASEAN” - ông Lê Ngọc Ánh Minh - Chủ tịch Câu lạc bộ Hydrogen Việt Nam ASEAN chia sẻ.
Mỹ hỗ trợ chi phí năng lượng cho hộ gia đình thu nhập thấp
Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ (HHS) đã thông qua Cơ quan Quản lý trẻ em và gia đình (ACF) công bố khoản ngân sách bổ sung trị giá 560 triệu USD để hỗ trợ chi phí sưởi ấm và làm mát cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.
Số tiền trên sẽ được bổ sung vào khoản ngân sách trị giá 1 tỷ USD đã được chính quyền Mỹ công bố trước đó vào tháng 2/2023. Khoản hỗ trợ này là một phần trong Chương trình Hỗ trợ năng lượng cho gia đình có thu nhập thấp (LIHEAP) của chính quyền Tổng thống Joe Biden, được xây dựng dựa trên "Kế hoạch Giải cứu nước Mỹ" và Đạo luật Cơ sở hạ tầng lưỡng đảng.
Tiến sĩ Lanikque Howard, Giám đốc Văn phòng dịch vụ cộng đồng của ACF cho biết với khoản ngân sách 6,1 tỷ USD cho năm tài chính 2023, LIHEAP sẽ hỗ trợ được hàng triệu hộ gia đình kết nối với các dịch vụ năng lượng tại nhà, ngăn chặn tình trạng mất kết nối năng lượng và giúp cho chi phí năng lượng trở nên "nhẹ nhàng hơn".
Ukraine lên kế hoạch sản xuất nhiên liệu hạt nhân để thay thế Nga ở châu Âu
Ngày 16/3, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko cho biết quốc gia này muốn sản xuất nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân nhằm thay thế nhiên liệu của Nga trên thị trường châu Âu. "Công ty Energoatom có kế hoạch tạo ra dây chuyền sản xuất nhiên liệu hạt nhân riêng trong vòng ba năm”, tuyên bố trên trang web của Bộ Năng lượng Ukraine cho hay.
Bộ này cho biết Ukraine đã bắt đầu sản xuất các linh kiện cho các tổ hợp nhiên liệu loại VVER-1000, đồng thời sẽ khởi động sản xuất các tổ hợp cho các lò phản ứng VVER-440 tron thời gian tới. Dự án này đang được thực hiện bởi Energoatom với sự hợp tác của Tập đoàn Westinghouse của Mỹ.
Trong tương lai, theo ông Galushchenko, Ukraine có kế hoạch cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho các nhà máy điện hạt nhân ở châu Âu, nơi đang sử dụng 17 lò phản ứng loại VVER-440. Hiện trên thị trường không có loại nhiên liệu hạt nhân nào giống của Nga và nhiều nước châu Âu đang phải lệ thuộc vào công nghệ hạt nhân của Moskva.
Đức cảnh báo về khả năng thiếu khí đốt tại trong mùa đông tới
Trong cuộc phỏng vấn của tờ Rheinische Post, Ông Klaus Mueller - Chủ tịch Cơ quan quản lý năng lượng Đức cảnh báo không thể loại trừ nguy cơ thiếu khí đốt trong mùa đông năm 2023-2024 vì có nhiều yếu tố rủi ro tiềm ẩn như thời tiết giá rét khắc nghiệt, các hộ gia đình và các công ty không tiết kiệm nhiên liệu đủ mức cần thiết.
Theo ông Klaus Mueller, những yếu tố rủi ro khác cũng có thể xuất hiện trong trường hợp cơ sở hạ tầng nhập khẩu khí đốt theo kế hoạch của nước này không hiệu quả và các nước trong khu vực đề nghị sự hỗ trợ từ nền kinh tế "đầu tàu" châu Âu này.
Không chỉ Đức, tại các nước khác, như Anh và Australia, tình trạng giá điện tăng cao cũng khiến nhà chức trách "loay hoay" với bài toán khí đốt chuẩn bị cho mùa đông tới. Anh đang xem xét duy trì các nhà máy điện than để đảm bảo nguồn cung của mạng lưới điện quốc gia, trong khi Australia yêu cầu các nhà xuất khẩu LNG ở bờ biển phía Đông có thể phải chuyển nguồn cung khí đốt dư thừa cho khách hàng trong nước để đảm bảo nguồn cung.
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 16/3/2023 |
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 17/3/2023 |
H.T (t/h)
-
[PetroTimesTV] Điểm sự kiện Năng lượng - Dầu khí nổi bật tuần qua, từ ngày 3 - 20/10/2024
-
Thăm dò dầu khí của Petronas ở Biển Đông: Những thách thức về địa chính trị và năng lượng
-
Châu Âu nhập khẩu lô hàng LNG đầu tiên từ Mexico
-
Đầu tư hydro phát thải thấp: Thách thức cũng là cơ hội cho doanh nghiệp
-
Giá khí đốt châu Âu tăng cao khi Israel chuẩn bị trả đũa sau cuộc tấn công
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới ổn định ngày đầu tuần
-
Giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia: Còn nhiều bất cập
-
Giá vàng hôm nay (21/10): Đồng loạt tăng trong phiên giao dịch đầu tuần
-
BP bán cổ phần trong hoạt động kinh doanh gió ngoài khơi