Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 17/12/2022
Quang cảnh một giàn khoan ngoài khơi - một phần thuộc Cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên Silivri của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AA |
Mỹ lên kế hoạch mua 3 triệu thùng dầu bổ sung dự trữ chiến lược
Bộ Năng lượng Mỹ ngày 16/12 ra báo cáo cho biết, Washington dự định mua 3 triệu thùng dầu để bổ sung kho dự trữ chiến lược. Báo cáo xác nhận: "Bộ Năng lượng, Văn phòng quản lý dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPRPMO)... có yêu cầu mua đến 3 triệu thùng dầu thô do Mỹ sản xuất". Việc giao hàng được lên kế hoạch trong khoảng thời gian từ ngày 1/2 đến 28/2/2023.
Bộ Năng lượng Mỹ gọi động thái mua dầu này là "thỏa thuận tốt cho những người nộp thuế ở Mỹ'' vì giá sẽ thấp hơn mức trung bình 96 USD/thùng được bán ở thị trường Mỹ. Cũng theo Bộ Năng lượng, việc mua dầu bổ sung cũng sẽ củng cố an ninh năng lượng của Mỹ.
Đây là lần đầu tiên dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden, Mỹ lên kế hoạch mua dầu bổ sung để dự trữ chiến lược, sau đợt xả dầu lớn nhất lịch sử nhằm giữ ổn định giá dầu thế giới. Mỹ bắt đầu sử dụng lượng dầu dự trữ này trong năm 2022 để bình ổn giá cả trên thị trường, do chịu tác động từ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, đẩy giá dầu lên cao.
BoA cảnh báo giá dầu có thể biến động đặc biệt mạnh
Bank of America (BoA) dự báo năm 2023 sẽ là năm khó khăn với thị trường dầu mỏ, với nhiều vấn đề lớn dự kiến sẽ xảy ra cả với cầu nguyên liệu thô này và giá đề xuất. Theo đó, giá dầu có thể biến động đặc biệt mạnh, trạng thái cân bằng không ổn định sẽ được thiết lập trên thị trường.
Theo các nhà chiến lược của BoA, những lo ngại về tăng trưởng yếu hơn đã kéo giá dầu cũng như các giá hàng hóa khác xuống thấp hơn, nhưng một sự xoay trục của Fed có thể mang cầu trở lại và đẩy giá dầu lên cao hơn. Yếu tố quan trọng thứ hai có thể đẩy dầu thô Brent lên cao hơn là nỗ lực mở cửa trở lại của Trung Quốc.
Theo BoA, năm 2023, nhu cầu dầu thô trên thế giới sẽ giảm xuống còn 1,55 triệu thùng/ngày. Giá trung bình một thùng dầu năm 2023 sẽ vào khoảng 100 USD.
Nga tuyên bố sắp tung đòn trả đũa việc bị áp giá trần năng lượng
Trong tuyên bố đưa ra ngày 16/12, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay Moscow đang thảo luận và hoàn thiện các biện pháp trả đũa tương xứng đối với việc Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể tung sắc lệnh này trong những ngày tới. Theo truyền thông Nga, sắc lệnh sẽ có hiệu lực đến tháng 7/2023 và sẽ không ảnh hưởng đến các hợp đồng ký trước ngày 5/12.
Theo Bloomberg, ngoại trừ một lượng nhỏ dầu vẫn được chuyển tới Bulgaria, các nguồn cung dầu của Nga tới khối này đều đã ngừng lại. Thay vào đó, dầu thô Nga đã chuyển hướng sang châu Á trên một đội tàu đang chạy vòng quanh lục địa, qua kênh đào Suez để chuyển hàng tới Ấn Độ và Trung Quốc.
Thổ Nhĩ Kỳ khánh thành cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên lớn nhất châu Âu
Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/12 đã tổ chức một buổi lễ đánh dấu sự gia tăng công suất tại cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên dưới lòng đất đầu tiên của nước này, các quan chức nước này cho biết sẽ biến nó thành địa điểm lưu trữ lớn nhất ở châu Âu.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã lấp đầy các kho chứa khí đốt trong năm nay. Việc tăng công suất sẽ cho phép lưu trữ 4,6 tỷ mét khối (bcm) khí đốt tại Cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên Silivri, tăng so với công suất trước đó là 3,2 tỷ mét khối. Công suất rút nhiên liệu hàng ngày của kho lưu trữ cũng tăng từ 28 triệu mét khối (mcm) lên 75 mcm.
“Điều này đã biến Silivri trở thành cơ sở lưu trữ khí đốt ngầm lớn nhất ở châu Âu", Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan cho biết trong bài phát biểu tại buổi lễ. Ông Erdoğan nói thêm: “Cơ sở của chúng tôi có thể tự đáp ứng một phần tư nhu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ, ngay cả trong giai đoạn căng thẳng".
Thế giới tiêu thụ mức kỷ lục hơn 8 tỷ tấn than trong năm 2022
Trong một báo cáo công bố ngày 16/12, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết mặc dù việc sử dụng than chỉ tăng 1,2% vào năm 2022, nhưng mức tăng này đã đẩy lượng than tiêu thụ của thế giới lên mức cao nhất từ trước tới nay là hơn 8 tỷ tấn và vượt qua kỷ lục trước đó được thiết lập vào năm 2013.
IEA nêu rõ: “Điều này có nghĩa than đá sẽ tiếp tục là nguồn phát thải CO2 lớn nhất trong hệ thống năng lượng toàn cầu. Lượng than tiêu thụ của thế giới sẽ vẫn ở mức tương tự trong những năm tiếp theo nếu không có những nỗ lực mạnh mẽ hơn để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch".
Theo IEA, giá khí đốt tự nhiên tăng cao tỷ lệ thuận với sự phụ thuộc vào than đá để sản xuất điện. Tuy nhiên, thế giới cần phải cắt giảm mạnh mẽ việc sử dụng than đá và các nhiên liệu hóa thạch khác để hạn chế quá trình nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C trong thế kỷ này.
Saudi Aramco và TotalEnergies xây tổ hợp hóa dầu 11 tỷ USD
Theo thông cáo báo chí chung của Saudi Aramco và TotalEnergies (Pháp), tổ hợp hóa dầu mang tên “Amiral” sẽ được sở hữu, vận hành và kết nối với nhà máy lọc hóa dầu hiện có của công ty chung giữa hai tập đoàn là Saudi Aramco Total Refining and Petrochemical Co. ở thành phố Jubail trên bờ biển phía Đông của quốc gia vùng Vịnh này.
Việc xây dựng tổ hợp hóa dầu trên dự kiến sẽ bắt đầu vào quý I/2023 và các hoạt động thương mại sẽ được khởi động vào năm 2027. Toàn bộ khu phức hợp và các cơ sở phụ cận dự kiến sẽ tạo ra 7.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp.
Thông cáo báo chí cho biết thêm dự án này cũng sẽ gồm một nhà máy nghiền thức ăn chăn nuôi hỗn hợp có khả năng sản xuất 1,65 triệu tấn ethylene mỗi năm, các đơn vị sản xuất polyetylen, butadien và các dẫn xuất liên quan khác. Tổ hợp “Amiral” cũng sẽ cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy hóa chất khác…
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 15/12/2022 |
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 16/12/2022 |
T.H (t/h)
-
[PetroTimesTV] Điểm sự kiện Năng lượng - Dầu khí nổi bật tuần qua, từ ngày 3 - 20/10/2024
-
Đường ống Matterhorn Express tác động gì đến lưu vực Permian và thị trường năng lượng?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 29/7 - 3/8
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 2/8: Thị trường không bị ảnh hưởng bởi tình hình Trung Đông
-
Trung Quốc và bài toán chuyển dịch năng lượng (Kỳ VII)
-
Tin tức kinh tế ngày 21/10: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%
-
Giá khí đốt châu Âu tăng cao khi Israel chuẩn bị trả đũa sau cuộc tấn công
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới ổn định ngày đầu tuần
-
Giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia: Còn nhiều bất cập
-
Giá vàng hôm nay (21/10): Đồng loạt tăng trong phiên giao dịch đầu tuần