Nhật Bản yêu cầu Indonesia nối lại xuất khẩu than
"Lệnh cấm xuất khẩu than đột ngột ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế và cuộc sống hàng ngày của người dân Nhật Bản", Đại sứ Nhật Bản tại Jakarta Kanasugi Kenji than thở với Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia Arifin Tasrif.
Indonesia xuất khẩu khoảng 3/4 sản lượng than và các thị trường chính của nước này bao gồm các cường quốc kinh tế châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2022, Indonesia đã cấm xuất khẩu than để tránh tình trạng thiếu điện do các nhà sản xuất than không thể dự trữ 1/4 sản lượng cho thị trường địa phương theo quy định.
Động thái này khiến giá than toàn cầu tăng khi nhu cầu tiêu thụ năng lượng đạt đỉnh vào mùa đông ở Bắc bán cầu.
Nhật Bản nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn than mỗi tháng từ Indonesia. Than do các công ty Nhật Bản mua không giống như than đốt trong các nhà máy điện của Indonesia.
"Nhật Bản không liên quan gì đến việc thiếu than ở Indonesia và do đó, tôi muốn kêu gọi dỡ bỏ ngay lập tức lệnh cấm vận xuất khẩu than sang Nhật Bản", Đại sứ Nhật Bản nói thêm trong lá thư gửi Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia.
Các lựa chọn thay thế để có được nguồn cung cấp là rất ít đối với Nhật Bản. Lá thư cũng nhấn mạnh việc Indonesia nhanh chóng chấm dứt lệnh cấm vận này "để tiếp tục duy trì mối quan hệ kinh tế thân tình" giữa hai nước.
Chính phủ Indonesia đã có phản ứng thuận lợi và dự kiến sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận vào thứ Tư, nhưng một cuộc họp với các đại diện của ngành than đã không được tổ chức và không có lý do được đưa ra.
Indonesia, ngoài 25% sản lượng dành cho thị trường nội địa, cũng giới hạn giá thu mua than ở mức 70 USD/m3, thấp hơn nhiều so với giá thế giới.
Kể từ khi có lệnh cấm vận, 7,5 - 13,9 triệu tấn than đã được chuyển hướng đến nhu cầu địa phương.
Indonesia cấm xuất khẩu than từ tháng 1/2022 |
Các quốc gia dầu mỏ ở Mỹ la-tin chọn Mỹ hay Trung Quốc |
Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thanh long tại cầu phao tạm Đông Hưng |
Nh.Thạch
AFP
-
Tin tức kinh tế ngày 21/10: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%
-
Giá khí đốt châu Âu tăng cao khi Israel chuẩn bị trả đũa sau cuộc tấn công
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới ổn định ngày đầu tuần
-
Giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia: Còn nhiều bất cập
-
Giá vàng hôm nay (21/10): Đồng loạt tăng trong phiên giao dịch đầu tuần