Nguồn cung dồi dào, giá cả hàng hóa ổn định
Trong tháng 5, giá cả hàng hóa tương đối ổn định. |
Riêng giá một số mặt hàng có xu hướng tăng so với tháng trước như giá thịt lợn do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi lây lan ở một số địa phương gây ảnh hưởng đến nguồn cung; giá thóc gạo tại miền Nam tăng do cuối vụ thu hoạch trong khi nhu cầu xuất khẩu cao. Ngoài ra, nhóm nhiên liệu có giá LPG giảm, giá xăng dầu điều chỉnh phù hợp với biến động của thị trường thế giới.
Theo Bộ Tài chính, 5 tháng đầu năm 2024 nhìn chung giá cả thị trường trong nước cơ bản ổn định, diễn biến theo đúng với kịch bản điều hành giá của Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra.
Về giá mặt hàng xăng, dầu: Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công Thương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá xăng, dầu thế giới để điều hành giá xăng, dầu trong nước phù hợp với tình hình thị trường. Trên cơ sở đó, sau 20 kì điều hành giá kinh doanh xăng, dầu trong nước từ đầu năm đến nay, giá các mặt hàng xăng có 09 lần giảm, 11 lần tăng; dầu diesel (DO) và dầu hỏa có 10 lần giảm, 10 lần tăng; dầu mazut 3,5 S (FO) có 07 lần giảm, 13 lần tăng.
Về khí hóa lỏng (LPG): Giá trên thị trường thế giới công bố là 582,5 USD/tấn, giảm 35 USD/tấn so với tháng 4/2024. Theo đó, các doanh nghiệp trong nước đã điều chỉnh giá bán lẻ LPG xuống mức 418 nghìn đồng/bình 12kg, giảm từ 7.500 - 10.000 đồng so với tháng 4.
Về dịch vụ khám, chữa bệnh: Hiện nay, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 21/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023 của Bộ Y tế về khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp và Thông tư 22/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hàng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp. Bên cạnh đó, giá khám chữa bệnh theo yêu cầu, được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/2023/TT-BYT ngày 29/6/2023 về khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước cung cấp.
Về dịch vụ giáo dục: Ngày 31/12/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2023/NĐ-CP về điều chỉnh lộ trình học phí. Theo đó, đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, học phí năm học 2023-2024 được giữ ổn định bằng mức học phí năm học 2021-2022; đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập thì lùi lộ trình học phí 01 năm so với quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 (trước đó, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội, mức học phí của các cơ sở giáo dục công lập đã giữ ổn định trong 3 năm học 2020-2021, 2021-2022 và 2022-2023).
Cân nhắc giảm thuế GTGT 2% với mọi loại hàng hóa, dịch vụ Tại phiên họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) do Bộ Tư pháp tổ chức, một số thành viên Hội đồng thẩm định đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc phương án giảm thuế GTGT cho tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ từ mức 10% xuống mức 8%. |
D.Q
-
Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô ước đạt 44,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng năm 2024
-
Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm tiền thuê đất lên tới 30% trong năm 2024
-
8 tháng, thu ngân sách nhà nước đạt 78,5% dự toán
-
Tin tức kinh tế ngày 7/9: Nền kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng tích cực
-
Công khai thông tin cá nhân, doanh nghiệp mua bán hóa đơn