Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nghệ sĩ Mạc Can: Rong chơi cho trọn kiếp người!

08:24 | 26/04/2015

1,076 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Mạc Can là một người nghệ sĩ hài, một nhà văn kỳ lạ nhất! Bây giờ, ông đã 70 tuổi nhưng vẫn thích phiêu bạc, nay đây mai đó. Có lẽ, những cuộc di cư từ bãi bồi này sang bến sông khác trên chiếc ghe hát rong của cha ông ngày xưa đã vận vào tính cách của ông...

Năng lượng Mới số 415

Một buổi sáng Sài Gòn đầu tháng tư nhiều nắng, mới hơn 8 giờ mà nắng đã xuyên qua những tán lá cây rậm rạp, rơi xuống khoảng sân rộng trong khuôn viên của Hội Nhà văn TP HCM, ngay bên đường Trần Quốc Thảo. Lá me tây vàng úa từng đợt rụng đầy cả mặt sân. Nơi đó có quán cà phê quen thuộc của Mạc Can. Ông ngồi đó hằng ngày, để tán gẫu với bạn bè, để nhìn ngắm cuộc đời trôi và dòng người qua lại.

Nghệ sĩ Mạc Can

Tôi đến, thì Mạc Can đã ở đó tự bao giờ. Ông ngồi thõng tay, nói cười tỉnh rụi như một người đang hạnh phúc, đủ đầy và viên mãn. Nhưng như nhiều người nói, Mạc Can lúc nào cũng vậy, ông cứ làm hề, cứ cười nói dẫu cuộc sống ông bi kịch, thể xác đau đớn đến dường nào! Mạc Can năm nay đã qua tuổi thất thập cổ lai hi, nhìn Mạc Can, ai cũng thấy ngay rằng tháng năm đã bồi đắp lên thân xác ông biết bao là vết nhăn, đồi mồi, tóc trắng. Duy chỉ có cái cười, dường như miễn nhiễm với tất cả, kể cả thời gian!

Thấy tôi, Mạc Can chuyển sang chỗ ngồi khác để tránh nắng. Như lấy đà, ông đếm từ 1 đến 3 trước khi đứng dậy. Nhưng rồi không được, gắng gượng giữa chừng lại ngồi sụp xuống. Nhưng ông không cho ai đỡ cả. Ông vừa nhăn nhó vì đau mà vừa cười bảo: "hôm nay yếu hơn rồi nên có lẽ phải đếm đến 5 thôi chú ạ". Đứng dậy đã khó, di chuyển với ông lại càng khó khăn hơn vì chỉ có một chân vững, chân kia liêu xiêu. Tôi hỏi vì sao? Ông bảo do con đau khớp hành hạ ông bấy lâu nay!

Ở trọ mới vui…!

Có lẽ, Mạc Can là người nghệ sĩ hài, là nhà văn kỳ lạ nhất trên đất nước này! Ở tuổi của ông bây giờ mà vẫn thích phiêu bạc, nay đây mai đó. Mạc Can hiện không có nhà, ông đang đi ở trọ. Nhưng với ông đó lại là niềm vui. Ông nói: "nếu tôi có nhà thì quanh năm chỉ ở có một chỗ, còn ở trọ thì tôi ở được rất nhiều nhà. Cứ ở nhà này chán thì tôi dọn sang nhà khác ở; tôi lại có nhà mới, gặp những người mới hơn. Vui thế còn gì bằng nữa chú!".

Mạc Can không chọn lựa chỗ ở, cũng không có tiêu chí sạch đẹp, tiện nghi gì cả. Ông ưng ý chỗ nào là nhào vào ở chỗ đó. Những nơi càng "ghê gớm" thì ông càng thích. Chẳng hạn, ông kể là từng ở cái xóm toàn người nghiện ngập, tội phạm mới được thả về. Ông nhìn ai cũng xăm trổ đầy người, phát sợ. Còn ai cũng nhìn ông với ánh mắt dò xét, nghi ngờ. Nhưng, ở mãi rồi cũng quen. Ông nghe mấy người đó nói với nhau rằng: có ông già sống trên gác, ngày ngày cứ ra vào, nói nói cười cười cũng thấy vui. Ông già này xem ra vô hại!

Thậm chí, Mạc Can còn phóng khoáng cho tiền khi có anh nào trong xóm trọ túng thiếu. Ít thôi, vì ông cũng chẳng phải dư dả gì. Khi quen thân rồi, rảnh rỗi ông còn qua kể chuyện tiếu lâm, rồi khuyên can anh này anh kia cố gắng sống cho tử tế, làm lại cuộc đời! Ông kể cũng từng ở xóm trọ của các cô làm nghề "buôn phấn bán hương". Bữa nọ, có bà kia đến gạ ông rằng có một cô mới, trẻ đẹp lắm, rồi hỏi ông có hứng thú không?! Ông cười trừ, "già rồi, tiền uống trà đá chẳng có sao "lo" được cho mấy cô?!". Sau đó ông mới biết, người đến gạ ông chính là bà ngoại của cô gái kia. Kể xong, Mạc Can lắc đầu, thế thái nhân tình lắm chuyện ngộ ghê!

Theo Mạc Can, chính những lần thay đổi chỗ ở, chính những cuộc phiêu du, lang bạt đó đã giúp ông rất nhiều trong sự nghiệp viết lách. Ông gọi đó là "sạc pin". Ông đi nhiều, gặp nhiều người, nhiều hoàn cảnh, câu chuyện… ông quan sát, suy ngẫm và từ đó có thêm những ý tưởng để viết. Có lẽ vì vậy mà Mạc Can đang viết rất nhiều, từ viết báo, tiểu thuyết, truyện ngắn cho đến kịch bản kịch… Hiện ông đang cộng tác với vài tờ báo văn nghệ ở Sài Gòn và trong tháng tư này, ông sẽ cho ra mắt một tiểu thuyết mới.

Đặc biệt, có một nghề mà Mạc Can không thể nào ngưng nghỉ, dù tuổi già sức yếu, đó là làm hề - tức diễn ảo thuật hài. Đây là nghề đã gắn bó với ông từ nhỏ. Bây giờ, người ta gọi Mạc Can là "ông hề" chứ không còn là "anh hề" hay "thằng hề" như ngày trước nữa. Nhưng dù đã là "ông hề" thì ông vẫn làm cho khán giả, nhất là các em nhỏ phải cười nghiêng ngã với những tiết mục của ông. Ông nói, "diễn ảo thuật nghiêm túc thì tội các bé quá, các bé xem mà suy nghĩ mãi không biết tại sao như vậy. Tôi thì sáng tác ra những kiểu ảo thuật rồi giả vờ như bị bể mánh. Thế là các bé cười quá trời!".

Tuy nhiên, Mạc Can không còn đi diễn ở các tụ điểm nữa. Hiện tại, ông chỉ diễn ở các trường học cho các em học sinh nhỏ, hay rong ruổi theo các đoàn từ thiện về những vùng quê nghèo xa xôi, hẻo lánh để phục vụ cho bà con. Bất kỳ ở đâu có Mạc Can thì ở đó có tiếng cười rộn rả!

"Đời tôi thực chất là… buồn!"

Nhưng, đừng vội thấy Mạc Can làm hề, chọc cười người khác suốt ngày mà bảo ông không có những nỗi niềm sầu khổ. Tôi luôn mặc định một điều, người vui tính nhất thì trong họ cũng có những nổi buồn sâu kín. Đặc biệt, cuộc đời của những danh hài thì thường không hạnh phúc, bởi vì họ đã trao đi quá nhiều tiếng cười nên phần giữ lại cho riêng họ là nỗi buồn và nước mắt! Tôi biết được, Mạc Can cũng không là người ngoại lệ!

Trong suốt cuộc trò chuyện, Mạc Can luôn thể hiện sự lạc quan, vui tươi bằng những tiếng cười "hà hà", những câu chuyện tiếu lâm của cuộc đời ông. Cảm giác ông đang cố ý cho người dối diện hiểu rằng: nhìn vào thì thấy ông bi kịch thật đấy nhưng với ông chẳng có gì buồn và bi kịch gì đâu…!

Nhưng cũng có một lúc ông chợt trầm ngâm, nhìn những chiếc lá vàng rớt xuống mặt bàn đá cũ, rêu phong. Ông thú nhận một điều mà chưa từng thấy ông thú nhận trên bài báo nào! "Đời tôi thực chất là buồn chứ không lạc quan gì đâu chú ơi"! Tôi được biết ông có nhiều chuyện buồn, buồn lắm, liên quan đến chuyện gia đình. Sở dĩ biết được là vì có một người bạn đồng nghiệp rất thân của ông đã kể cho tôi nghe. Người đó là nghệ sĩ Lê Bình. Nhưng tôi tôn trọng chuyện riêng tư của ông, tôn trọng yêu cầu của ông trước khi bắt đầu trò chuyện là: không nhắc đến chuyện gia đình ông, vì thế tôi xin không nhắc đến chuyện đó ở đây!

Mạc Can trong phim Đất phương Nam

Để diễn tả về nổi buồn của mình, Mạc Can so sánh rằng ông có những nỗi buồn còn kinh khủng hơn cả "kép Tư Bền", một nhân vật "đồng nghiệp" trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Mạc Can kể rằng, ông buồn nhất là lúc trưa ngủ dậy, nhìn xung quanh căn gác chật hẹp, nóng như cái lò lửa bỗng thấy lòng buồn đến tê tái. Ông thấy chán chường với mọi thứ xung quanh, thấy cuộc sống mình sao mà nhạt nhẽo, vô vị. Buồn đến mức muốn tự tử đi mấy lần. Ông không giải thích được, "có lẽ mới ngủ dậy, máu chưa lưu thông đều, chú ạ", ông cười nói.

Sao hôm nay chú lại uống cà phê? Tôi hỏi Mạc Can. Ông trả lời, "Chứ sáng sớm mở hàng trà đá, bà chủ quán không chịu đâu, bả chửi tui à! Tui gọi cà phê để đó chứ không uống, đợi chút nữa tui lại gọi trà đá" - nói xong, Mạc Can cười "hà hà". Ông nói, ông có sở thích kỳ lạ là uống trà đá, hằng ngày ông uống hết 5 ngàn đồng, ông gọi đó là tiêu hoang.

Mạc Can đưa ra cái phong bì cho biết, ông nhận nó sáng nay, tưởng tiền nhuận bút, ai ngờ là thư mời. Ông đang buồn đến thúi ruột vì đang vào "mùa giáp hạt". Ông nói, phim ông đã đóng xong hơn 10 ngày nay rồi nhưng người ta chưa trả cát-sê cho ông. Gọi hỏi thì người ta bảo phải xem là ông đóng bao nhiêu phân đoạn mới tính tiền được. "Tôi phải chờ, có khi đến cả nửa năm sau mới có!".

Mạc Can nhận mình là người vô sản, ông không có nhà cửa hay tài sản gì, có cái xe máy để đi lại, laptop đồ cổ nên hay dở chứng, khi mở lên được khi lại không. Cái smarphone trong túi thì cũng là của người khác tặng, nhưng ông không không biết xài, chỉ thấy có người gọi đến là "quẹt quẹt" sang một bên rồi nghe. Vậy chú không có tài sản gì quý hết? - tôi hỏi. Ông trả lời: "Thân tôi, tôi còn không quý. Mà tôi là người vô sản mà cha nội!" - Nhưng cổ nhân nói, không có lo lắng gì với người vô sở hữu, hóa ra chú cũng là người sướng nhất còn gì - tôi nói! Ông lại cười "Nghèo thiệt nhưng cứ lai rai sống, không sao mà!". 

Còn tiếp….

Lê Trúc