Ngành dệt may vượt khó, xuất khẩu năm 2021 ước đạt 39 tỷ USD
Thông tin trước Hội nghị tổng kết năm 2021 của ngành dệt may tại cuộc họp báo ngày 7/12, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch thường trực, Kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, năm 2021 mặc dù gặp nhiều khó khăn tuy nhiên kết quả sản xuất kinh doanh toàn ngành vẫn khá khả quan.
Cụ thể, từ cuối năm ngoái, ngành dệt may Việt Nam đặt ra mục tiêu xuất khẩu đạt kim ngạch 39 tỷ USD. Bước sang năm 2021, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, dựa theo kế hoạch ban đầu của ngành đưa ra mục tiêu xuất khẩu cả năm đạt mức cao nhất từ 38-38,5 tỷ USD. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam dự kiến sẽ đạt 39 tỷ USD, bằng với mục tiêu kế hoạch đặt ra từ cuối năm 2020, thậm chí là cao hơn so với kịch bản tăng trưởng cao nhất trong năm 2021.
Về tình hình thị trường dệt may năm 2022, đại diện VITAS dự báo, tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam vẫn diễn biến rất phức tạp, khó lường. Song tín hiệu tích cực là các thị trường lớn như Mỹ, EU… đã mở cửa trở lại và nhất là Việt Nam đã thay đổi chính sách từ zero Covid-19 sang vừa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết 128/NQ-CP.
Trong quý I các doanh nghiệp đã rất phấn khởi vì ký được hợp đồng đến hết quý III nhưng đến tháng 5/2021 dịch bệnh lần thứ 4 bùng phát, lúc này doanh nghiệp thực sự lo lắng.
Đến quý III là thời điểm dịch bệnh tác động đáng quan ngại nhất với ngành dệt may. Ngay tháng 7, dịch Covid-19 bùng phát ở TP HCM và lan rộng ra các tỉnh phía Nam, ngành dệt may có tín hiệu khó khăn. Tháng 8, xuất khẩu dệt may giảm tới 15,8% so với tháng 7, tháng 9 giảm 9,2% so với tháng 8, tháng 10 khá hơn một chút nhưng vẫn đang rất khó khăn.
Chỉ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP (tháng 10/2021) quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", các doanh nghiệp đa phần ở vùng dịch mới được mở cửa trở lại. Nên từ đó đến nay, tình hình sản xuất của ngành đã khả quan hơn.
Đại diện VITAS cho rằng, trong suốt thời gian qua nhất là đợt dịch cuối tháng 4 bùng phát, doanh nghiệp dệt may hết sức lao đao. Bởi các địa phương triển khai các nghị quyết, chỉ thị chống dịch của Nhà nước ban đầu không thống nhất khiến doanh nghiệp khó khăn, nhất là đi lại.
Rào cản trong thông thương khiến xuất khẩu gặp thách thức, không nhập khẩu được nguyên liệu làm chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Không những vậy, các thị trường chính của dệt may như Mỹ, EU, Nhật… lại đối diện với sự bùng phát của dịch bệnh khiến sụt giảm nhu cầu, sản xuất không xuất khẩu được.
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch thường trực, Kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin tại buổi họp báo. |
Năm 2022, dự báo tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam vẫn diễn biến rất phức tạp, khó lường. Song VITAS cho rằng, tín hiệu tích cực là các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật… đã mở cửa trở lại và nhất là Việt Nam đã thay đổi chính sách từ zero Covid-19 sang vừa thích ứng an toàn, linh hoạt, vừa phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết 128/NQ-CP. Trên cơ sở đó, VITAS cũng xây dựng mục tiêu cho năm 2022 theo 3 kịch bản: Kịch bản 1, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát cơ bản vào quý I/2022, các doanh nghiệp tích cực nhất, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 42,5-43,5 tỷ USD.
Kịch bản 2, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt trung bình đạt 40-41 tỷ USD, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát giữa năm.
Kịch bản 3, trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, kéo dài đến cuối năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đạt mức thấp nhất 38-39 tỷ USD.
Để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp, theo ông Cẩm, các doanh nghiệp cần nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh, kịp thời chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng triệu người lao động.
VITAS sẽ tiếp tục kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hình thành chuỗi cung ứng; mở rộng thị trường xuất khẩu.
Đồng thời kết nối các doanh nghiệp với nhiều tổ chức và hiệp hội dệt may quốc tế, tranh thủ chuyên gia, kinh nghiệm, kinh phí để mở các lớp đào tạo về kỹ thuật, thiết kế, bán hàng, xây dựng thương hiệu. Đặc biệt, VITAS sẽ phát huy vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp dệt may với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước để phán ánh những vướng mắc về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, thuế, hải quan, lao động tiền lương, bảo hiểm
Riêng về chiến lược phát triển cho ngành, ông Trương Văn Cẩm thông tin, VITAS đã tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các nội dung quan trọng để xây dựng định hướng phát triển phù hợp cho ngành, nhất là trong việc phát triển cho được nguồn nguyên phụ liệu.
|
M.C
-
Tin tức kinh tế ngày 9/8: Lãi suất huy động dự báo tiếp tục tăng nhẹ
-
Tin tức kinh tế ngày 28/7: Tín dụng đổ vào bất động sản tăng mạnh
-
Tin tức kinh tế ngày 19/5: Xuất khẩu gạo sang Pháp tăng đột biến
-
Sự khởi đầu tích cực cho ngành dệt may Việt Nam
-
Xuất khẩu dệt may, da giày: Kỳ vọng vào viễn cảnh sáng sủa
-
Giá vàng hôm nay (28/10): Giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Giá dầu hôm nay (28/10): Bất ngờ giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Liên minh Châu Âu và Trung Quốc tiếp tục tìm kiếm giải pháp thuế quan xe điện
-
Thủy sản Việt Nam duy trì sức hấp dẫn trên thị trường thế giới
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 28/10: Giá dầu thế giới "tuột dốc không phanh"