Ngân hàng Thế giới khuyến nghị 5 giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam
Môi trường kinh doanh Việt Nam đã thay đổi nhưng rất ít |
Ngân hàng Thế giới có Chủ tịch mới |
Ngân hàng Thế giới dùng đến blockchain để huy động vốn |
Đây là nhận định Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo “Điểm lại”, cập nhật tình hình kinh tế bán thường niên của WB được công bố mới đây.
Theo đó, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong năm 2019 với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,8%, nợ công giảm gần 8 điểm % GDP so với năm 2016 và thương mại thặng dư liên tiếp 4 năm qua. Đây là những kết quả ấn tượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chững lại.
Việt Nam cần cải cách để khơi thông tiềm năng thị trường vốn |
WB nhấn mạnh, tăng trưởng GDP của Việt Nam được duy trì nhờ vào khu vực kinh tế đối ngoại vững mạnh, với xuất khẩu dự kiến tăng 8% trong năm 2019 - cao hơn gần 4 lần so với bình quân trên thế giới. Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, bình quân dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết gần 3 tỷ USD mỗi tháng.
Bên cạnh đó, tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình là một yếu tố ngày càng quan trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP, khi tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh và mức lương tăng lên. Đầu tư của các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân cũng tăng ở mức 17% so với cùng thời kỳ.
Triển vọng trước mắt và trong trung hạn là tích cực khi Ngân hàng Thế giới dự báo GDP tăng trưởng quanh mức 6,5% trong những năm tới. Các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng, Chính phủ đã tạo được dư địa tài khóa nhất định thông qua chính sách tài khóa thận trọng.
Tuy nhiên, WB cũng đánh giá là Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn miễn dịch với các cú sốc bên ngoài, với minh chứng là tăng trưởng xuất khẩu giảm từ 21% xuống còn 8% từ năm 2017 đến năm 2019. Tăng trưởng xuất khẩu còn giảm rõ rệt hơn nếu nhìn vào các thị trường xuất khẩu ngoài Mỹ, chỉ tăng được 3,6% trong 11 tháng đầu năm 2019. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các cơ sở sản xuất kinh doanh mới cũng tăng chậm lại 30% so với hai năm trước đó, kể cả sau khi đã tính đến sự tăng trưởng trong đầu tư qua kênh mua bán sát nhập (M&A)…
Với tình hình trên, WB khuyến nghị cần ưu tiên phát triển khu vực tư nhân vững mạnh và năng động. “Xử lý những hạn chế về huy động tài chính cho doanh nghiệp cần nhận được sự quan tâm cao nhất của các nhà hoạch định chính sách nếu Việt Nam muốn tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng nhanh và bao trùm hướng tới trở thành quốc gia thu nhập cao trong những thập kỷ tới”, ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam nói.
Và mặc dù các thị trường vốn ở Việt Nam đã phát triển mạnh trong những năm qua, nhưng vẫn còn nhỏ so với Thái Lan và Malaysia lần lượt ở mức từ 1,5 đến 2 lần. Báo cáo khuyến nghị 5 lĩnh vực mà các nhà lập chính sách cần quan tâm để đẩy mạnh sự phát triển của các thị trường vốn, bao gồm: hiện đại hóa nền tảng quy phạm pháp luật về thị trường vốn; cải thiện quản trị và công bố thông tin; mở rộng mạng lưới các nhà đầu tư; phát triển các sản phẩm sáng tạo; và tăng cường vai trò của Chính phủ trong phát triển các nguồn huy động tài chính dài hạn.
Nguyễn Hưng
-
Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp
-
Ngân hàng Thế giới “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong 10 năm tới
-
Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024
-
Quý III/2024: GDP tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước
-
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,0% trong năm 2024
-
Giá vàng hôm nay (21/10): Đồng loạt tăng trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Giá vàng hôm nay (18/10): Tiếp đà tăng mạnh
-
Giá vàng hôm nay (17/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Hà Nội đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp chủ lực