Nga: Xuất khẩu vũ khí bội thu
Triển lãm vũ khí Nga
Hôm qua, bộ phận báo chí công ty Rostec cho biết: "Nếu năm 2003, doanh thu của Rostec đạt hơn 5 tỷ USD, thì kết quả năm 2012 cho thấy doanh thu có mức kỷ lục 12,9 tỷ. Trong năm 2013, Rostec sẽ tiếp tục tăng khối lượng bán hàng. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp đã là 6,5 tỷ USD”.
Vẫn theo Rostec, có được thành quả này là do họ không ngừng mở rộng sự hiện diện trên thị trường thế giới, tăng khối lượng đơn đặt hàng, tối ưu hóa cơ cấu quản lý doanh nghiệp và giảm thiểu chi phí.
Rostec hy vọng sẽ có thêm nhiều hợp đồng quan trọng, với tổng trị giá ước tính 20 tỷ USD, trong thời gian tới.
Các khách hàng chính hiện nay của Nga là Ấn Độ và Trung Quốc. Nga cũng bán được nhiều hệ thống phòng không cho Syria.
Hiện tại Rosoboronexport- doanh nghiệp xuất khẩu của Rostec, đang xúc tiến với Bắc Kinh hợp đồng bán 24 máy bay tiêm kích Su-35 đời mới cho Trung Quốc, với tổng số tiền 1,5 tỷ USD. Dự kiến hàng sẽ được giao vào năm 2015. Việt Nam hiện cũng là bạn hàng mua vũ khí của Matxcơva.
Thị trường mua bán vũ khí toàn cầu năm qua tăng 17%, với tổng trị giá khoảng 80 tỷ USD. Nga là nước cung cấp vũ khí lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, đứng trên Đức, Pháp và Trung Quốc.
Đầu tháng 4/2013, Liên Hiệp Quốc đã thông qua Hiệp ước về buôn bán vũ khí quy ước trên thế giới. Đây là Hiệp ước quan trọng đầu tiên trong lĩnh vực quốc phòng quân sự, kể từ sau hiệp ước cấm thử hạt nhân năm 1996.
Hiệp ước, được đánh giá là một văn kiện mang tính lịch sử này, có mục tiêu chống lại việc mua bán vũ khí bất hợp pháp, làm gia tăng khủng bố, xung đột võ trang… đặc biệt tại các nước đang phát triển. Nga và Trung Quốc không tham gia bỏ phiếu Hiệp ước này.
S.Phương
AFP
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng