Nga sẵn sàng đàm phán nối lại nguồn cung khí đốt cho châu Âu
Nga thành công ngăn chặn nạn "chảy máu" vốn của các công ty phương Tây |
Nga có thể ký kết thỏa thuận khí đốt 15 năm với 3 quốc gia Trung Á vào năm 2024 |
Trạm nén khí Slavyanskaya do Gazprom vận hành, điểm khởi đầu của đường ống khí đốt tự nhiên ngoài khơi Nord Stream 2 nằm ở khu vực Leningrad, Nga. (Nguồn: Peter Kovalev/TASS) |
“Chúng tôi sẵn sàng đàm phán về việc nối lại nguồn cung, nhưng phải có lời đề nghị từ người mua”, ông Shulginov nói.
Theo ông, Pakistan và Ấn Độ là một trong những khu vực hứa hẹn nhất cho khí đốt của Nga, cũng như việc trao đổi nguồn cung với Iran.
Ông lưu ý: "Chúng tôi cũng có thể bổ sung nguồn cung trao đổi với Iran. Ngoài ra còn có một hướng đi đầy hứa hẹn - Ấn Độ, Pakistan. Chúng tôi chưa đóng cửa (hướng phương Tây) và vẫn coi mình là nhà cung cấp đáng tin cậy".
Phương Tây vẫn muốn khí đốt Nga
Chủ tịch điều hành Gazprom Alexey Miller cho biết, các công ty phương Tây mong muốn khí đốt của Nga bắt đầu chảy trở lại thị trường châu Âu.
"Giới kinh doanh phương Tây mong muốn dòng khí đốt từ Nga quay trở lại. Tôi muốn lưu ý đến thực tế là, các nước phương Tây theo truyền thống luôn tiêu thụ nhiều hơn mức họ có thể khai thác. Họ không thể đảo ngược xu hướng này", ông Miller nói tại phiên họp toàn thể của diễn đàn.
Ông Miller cũng lưu ý rằng Gazprom vẫn tiếp tục thực hiện các kế hoạch của mình mặc dù các công ty nước ngoài đã rời khỏi Nga.
"Chúng tôi vẫn tiếp tục làm việc (trên các dự án này) và điều này vẫn chưa dừng lại. Những kế hoạch mà chúng tôi đã có, chúng tôi đang thực hiện chúng, bất chấp thực tế là ngay cả những công ty được cấp phép nghiêm túc cũng đã rời đi”, ông Miller nói.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Gazprom đã cung cấp 166 tỷ m3 khí đốt cho thị trường trong và ngoài nước, giảm 26,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đỗ Khánh
TASS
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”
-
Nga dự kiến chi hơn 500 triệu USD xây dựng kho dự trữ kim loại quý
-
Trung Quốc “kiềm chế” mua vàng tháng thứ năm liên tiếp