Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nga quyết tâm bảo vệ Cuba và Venezuela đến cùng

13:30 | 19/04/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 18/4, Nga tuyên bố sẽ làm tất cả để ủng hộ Cuba và Venezuela, các đồng minh chiến lược của Moscow trong khu vực Mỹ Latinh.

Tuyên bố của Nga được đưa ra để phản bác lại các chế tài mới và các biện pháp trừng phạt khác nhắm vào Cuba. Washington và La Habana đã xích lại gần nhau một cách ngoạn mục từ tháng 12/2015 và tái lập quan hệ ngoại giao sau nhiều thập niên thù nghịch. Tuy nhiên, quá trình hòa giải này bị đình trệ kể từ khi ông Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ vào đầu năm 2017.

nga quyet tam bao ve cuba va venezuela den cung
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 17/4 cho biết, Mỹ áp dụng Chương III của luật Helms-Burton với Cuba. Được thông qua vào năm 1996, luật Helms-Burton chưa bao giờ được áp dụng và liên tục bị Washington đình chỉ để không làm phật lòng các đồng minh kinh doanh với Cuba. Lý do là đạo luật này cho phép những người Mỹ gốc Cuba kiện những doanh nghiệp nước ngoài làm ăn với các công ty bị Cuba tịch thu sau cuộc Cách mạng năm 1959. Những người đứng ra kiện thường là chủ của các công ty trước đây làm ăn ở Cuba nhưng sau Cách mạng năm 1959, chính quyền La Havana đã tịch thu tài sản của họ. Bộ Ngoại giao Mỹ nói quyết định này của Tổng thống Donald Trump có thể mở ra hàng trăm ngàn vụ kiện tụng có giá trị hàng chục tỉ đôla.

Mục đích của quyết định này là làm giảm số đầu tư nước ngoài ở Cuba, hiện có tổng doanh thu lũy kế hơn 600 tỉ đôla. Theo Hội đồng Kinh tế và Thương mại Mỹ và Cuba, trụ sở ở New York, những đơn khiếu kiện có thể sẽ tác động đến các tập đoàn của Pháp như Accor, Bouygues hay Pernod Ricard, ngoài ra cũng có thể nhắm vào các hãng hàng không Mỹ.

Tiếp sau thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, khi nói chuyện với một nhóm người Cuba lưu vong ở Miami ngày 17/4, Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton nói rằng Mỹ đang bổ sung các chế tài nhắm vào các cơ quan quân sự và tình báo của Cuba, bao gồm một hãng hàng không thuộc sở hữu của quân đội và thắt chặt những hạn chế du hành, mậu dịch đối với đảo quốc này. Ông Bolton nói Mỹ cũng đang áp đặt các chế tài đối với Ngân hàng trung ương Cuba, hạn chế các giao dịch của Mỹ với Cuba.

Chính phủ Cuba lên án đây là “một cuộc tấn công vào luật pháp quốc tế” và cho rằng luật Helms-Burton hoàn toàn không có hiệu lực tại Cuba. Trong tuyên bố đưa ra trên Twitter, Bộ Ngoại giao Cuba nhắc lại rằng vào năm 1996, La Habana đã ban hành Luật 80 về Tái khẳng định Phẩm giá và Chủ quyền Cuba, cùng thời điểm luật Helms-Burton của Mỹ chính thức có hiệu lực. Luật 80 tuyên bố luật Helms-Burton là bất hợp pháp, không thể thi hành và không có bất kỳ giá trị pháp lý hoặc hiệu lực nào.

nga quyet tam bao ve cuba va venezuela den cung
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo các biện pháp mới trừng phạt Cuba ngày 17/4

Quyết định của Mỹ đã nhận được những chỉ trích nhanh chóng từ các đồng minh châu Âu và Canada, là những nước có các công ty có lợi ích đáng kể ở Cuba. "Chúng tôi vô cùng lấy làm tiếc" về quyết định này, đại sứ EU tại La Havana, Alberto Navarro, nói với báo chí, bởi vì "nó sẽ tạo ra sự cản trở to lớn với các khoản đầu tư nước ngoài vào Cuba. Những nguồn đầu tư này đang giúp tạo việc làm và thịnh vượng ở Cuba". EU hiện là đối tác thương mại lớn nhất của đảo quốc Cuba. Liên minh châu Âu khẳng định sẽ bảo vệ lợi ích của các công ty châu Âu hoặc những người làm ăn kinh doanh tại Cuba có thể bị ảnh hưởng bởi bất kì vụ kiện nào. Trước đó, EU đã cảnh báo sẽ đưa vấn đề này ra Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và động thái của Mỹ sẽ dẫn tới các vụ kiện trả đũa các công ty của Mỹ đang hoạt động ở châu Âu.

Ngày 18/4, phát ngôn viên chính phủ Tây Ban Nha, Isabel Celaa tuyên bố chính quyền Madrid hết lòng ủng hộ các công ty Tây Ban Nha để bảo vệ các hoạt động thương mại tại Cuba. Giới chủ Tây Ban Nha đã liên lạc với EU và tất cả các chính đảng trong nước để hình thành một mặt trận chung. Họ khẳng định không có việc bỏ rơi mối quan hệ chiến lược Madrid - La Havana. Ở Cuba, có ít nhất 10 chuỗi khách sạn của Tây Ban Nha, trong đó dẫn đầu là tập đoàn Melies. Tập đoàn này kiểm soát đến ba phần tư số phòng khách sạn hạng sang tại đảo quốc Cuba. Như vậy các doanh nghiệp Tây Ban Nha đứng trước nguy cơ bị thiệt hại nặng nề. Tất nhiên họ trông cậy vào chính phủ và vào EU để bảo vệ lợi ích của mình.

Cùng ngày, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire tuyên bố, châu Âu sẵn sàng có biện pháp đối phó nếu Hoa Kỳ nhất định áp đặt trừng phạt đối với các đầu tư vào Cuba.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 18/4 tuyên bố, Nga sẽ chống lại các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp của Mỹ áp đặt với Cuba và Venezuela, và sẽ làm tất cả để ủng hộ các đồng minh chiến lược của mình trong khu vực. Ông Ryabkov nêu rõ: "Chúng tôi quan ngại trước các hành động liên tiếp của Mỹ đối với các quốc gia khu vực Mỹ Latinh. Chúng tôi đang chứng kiến việc thực hiện chính sách gây sức ép thông qua trừng phạt hoàn toàn bất hợp pháp". Ông Ryabkov cũng nhấn mạnh: "Tất cả những điều này hoàn toàn không thể chấp nhận. Chúng tôi sẽ chống lại điều này. Venezuela và Cuba là đồng minh của chúng tôi trong khu vực, đây là những đối tác chiến lược của chúng tôi. Chúng tôi sẽ làm tất cả có thể để các nước này thấy được sự ủng hộ của chúng tôi".

Việc áp đặt trừng phạt kinh tế với Cuba là một phần trong chiến dịch rộng lớn hơn của Tổng thống Trump nhằm lật đổ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, người đang nhận được sự hỗ trợ từ Cuba, Nga, Trung Quốc và các quốc gia khác. Khi thông báo các biện pháp trừng phạt Cuba, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói Cuba là mối đe dọa cho hòa bình trong khu vực và "đe dọa trực tiếp đến các lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ".

Mối giao hảo Cuba - Venezuela đã kéo dài từ năm 1999 cho đến 2013, tức là suốt 14 năm ông Hugo Chavez cầm quyền. Hai nước trợ giúp nhau rất chặt chẽ. Theo thỏa thuận, Caracas với nguồn ngoại tệ và năng lượng dồi dào, cung cấp dầu mỏ giá rẻ và viện trợ kinh tế cho Cuba. Đổi lại, Venezuela được hàng ngàn bác sĩ Cuba sang trợ giúp về y tế và cố vấn quân sự giúp nâng cao khả năng tác chiến và an ninh quốc phòng. Tổng thống Trump quyết tâm bẻ gẫy mối quan hệ tương hỗ này để lật đổ chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro.

Vào ngày 10/4, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức một hội nghị bàn tròn bí mật bàn về chủ đề can thiệp quân sự vào Venezuela, với các khách mời là các nhà lãnh đạo trước đây và hiện tại trong lĩnh vực quân sự và dân sự của Hoa Kỳ, những người khác từ Colombia và Brazil, cũng như những thành phần thân tín của lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido. Theo The Gray Zone, các lựa chọn can thiệp quân sự "đã được các diễn giả xem xét nghiêm túc" vì cho đến nay Hoa Kỳ đã hoàn toàn thất bại trong nỗ lực nhằm lật đổ chế độ ở Venezuela.

"Tôi cho rằng các cơ quan nhà nước có ảnh hưởng của Mỹ, bao gồm quân đội, Quốc hội, Thượng viện và Chính phủ sẽ xem xét nghiêm túc khả năng can thiệp quân sự vào Venezuela. Một trong những lý do là họ (người Mỹ) đã gần như thử mọi thứ, kể cả một cuộc tấn công chưa từng có vào hệ thống điện của Venezuela, nhưng hầu như không đạt được kết quả gì", nhà hoạt động Francisco Morrue thuộc Chiến dịch Đoàn kết Venezuela nói với Sputnik.

H.Phan (Theo AFP)

nga quyet tam bao ve cuba va venezuela den cungMỹ xem xét phương án cuối cùng với Venezuela
nga quyet tam bao ve cuba va venezuela den cungEU bảo vệ Cuba trước các đòn trừng phạt mới của Mỹ
nga quyet tam bao ve cuba va venezuela den cungBi kịch từ “vàng đen”
nga quyet tam bao ve cuba va venezuela den cungMỹ trừng phạt 34 tàu chở dầu của Venezuela