Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Mỹ xem xét phương án cuối cùng với Venezuela

15:04 | 17/04/2019

3,046 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tại một hội nghị bàn tròn kín mới đây, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, đã bàn về khả năng can thiệp quân sự từ nước ngoài vào Venezuela, theo The Gray Zone. Đài Sputnik của Nga đã thảo luận điều này với một nhà hoạt động thuộc Chiến dịch Đoàn kết Venezuela (Venezuela Solidarity Campaign).
my xem xet phuong an cuoi cung voi venezuela
Tổng thống Venezuela Maduro

Hội nghị bàn tròn bí mật được tổ chức bởi Trung tâm CSIS vào ngày 10/4, bàn về chủ đề can thiệp quân sự vào Venezuela, với các khách mời là các nhà lãnh đạo trước đây và hiện tại trong lĩnh vực quân sự và dân sự của Hoa Kỳ, những người khác từ Colombia và Brazil, cũng như những thành phần thân tín của lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido.

Theo The Gray Zone, các lựa chọn can thiệp quân sự "đã được các diễn giả xem xét nghiêm túc" vì cho đến nay Hoa Kỳ đã hoàn toàn thất bại trong nỗ lực nhằm lật đổ chế độ ở Venezuela.

"Tôi cho rằng các cơ quan nhà nước có ảnh hưởng của Mỹ, bao gồm quân đội, Quốc hội, Thượng viện và Chính phủ sẽ xem xét nghiêm túc khả năng can thiệp quân sự vào Venezuela. Một trong những lý do là họ (người Mỹ) đã gần như thử mọi thứ, kể cả một cuộc tấn công chưa từng có vào hệ thống điện của Venezuela, nhưng hầu như không đạt được kết quả gì", nhà hoạt động Francisco Morrue thuộc Chiến dịch Đoàn kết Venezuela nói với Sputnik.

Ông Morrue nhắc lại rằng Mỹ thậm chí đã tuyên bố gần đây rằng họ đã nối lại việc mua dầu của Venezuela, vì dự trữ của họ đã cạn kiệt.

"Tẩy chay, phong tỏa (Venezuela) cũng tác động tới chính người áp đặt, Hoa Kỳ, trong khi Venezuela đang tổ chức lại để bán dầu cho các thị trường khác. Do đó, khi mọi biện pháp kinh tế không phát huy hiệu quả, khả năng can thiệp quân sự sẽ được xem xét nghiêm túc bởi những người có ảnh hưởng lớn ở Hoa Kỳ", chuyên gia Morrue nói.

Theo ông Morrue, người Mỹ có lẽ đã hy vọng rằng sau khi Tổng thống Chavez mất, mọi điều kiện để lật đổ chính phủ Venezuela đã quy tụ đủ.

"Họ đã cố gắng thực hiện nó từ năm 1999. Họ đã thử mọi cách kể từ đó nhưng không thành công. Và bây giờ họ đang thử một lựa chọn mới là dựng lên một tổng thống tự xưng, nhưng điều này cũng không hiệu quả. Giờ là lúc người Mỹ xem xét biện pháp cuối cùng, can thiệp quân sự", chuyên gia Morrue tóm lược.

Cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela nổ ra khi ông Juan Guaido, bị Tòa án Tối cao bãi nhiệm vào ngày 22/1 khỏi chức vụ Chủ tịch Quốc hội, tuyên bố trở thành "Tổng thống lâm thời" và kêu gọi người dân xuống đường.

Hơn 50 quốc gia, dẫn đầu là Hoa Kỳ, đã công nhận ông Guaido là nguyên thủ hợp pháp của Venezuela. Về phần mình, Tổng thống tái đắc cử, Nicolas Maduro, đã tố cáo một âm mưu đảo chính được dàn dựng bởi phe đối lập với sự hỗ trợ của Washington. Nga, Trung Quốc và một số quốc gia khác đã đứng về phe ông Nicolas Maduro.

Th.Long (Theo Sputnik)

my xem xet phuong an cuoi cung voi venezuelaBi kịch từ “vàng đen”
my xem xet phuong an cuoi cung voi venezuelaHệ thống điện của Venezuela bị hư hại tới mức nào?
my xem xet phuong an cuoi cung voi venezuelaMỹ nói việc bắt giữ Guaido sẽ là "dấu chấm hết" cho Maduro