Nga: OPEC+ không cần tăng nguồn cung nhiều hơn kế hoạch
Trước đó, trong một buổi họp báo sau cuộc họp G20 ở Rome, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, việc OPEC+ từ chối tăng sản lượng dầu thô đang ảnh hưởng đến tầng lớp lao động Mỹ.
"Tôi thực sự nghĩ rằng việc Nga, Ả Rập Xê-út và các nhà sản xuất lớn khác không bơm thêm dầu để mọi người có thể có xăng đi và đến nơi làm việc là không đúng", Tổng thống Biden cho biết.
Bình luận về áp lực của Mỹ đối với các lãnh đạo OPEC+, ông Peskov nói: "Nga là một bên của thỏa thuận OPEC+. Chúng tôi luôn đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo các thỏa thuận. Tuy nhiên, đó là một cơ chế linh hoạt và có tính đến những thay đổi về cơ sở hạ tầng và tình huống, mọi thời điểm, tình hình có thể được điều chỉnh. Quyết định này sẽ như thế nào, chúng ta hãy chờ các cuộc tham vấn theo kế hoạch".
Các bộ trưởng OPEC+ sẽ nhóm họp vào ngày 4/11 để quyết định hạn ngạch sản xuất cho tháng 12. Một số bên tham gia khác trong thỏa thuận OPEC+ bao gồm nhà sản xuất hàng đầu của OPEC Ả Rập Xê-út đã phát đi tín hiệu rằng họ muốn giữ nguyên tốc độ nới lỏng hiện tại ở mức 400.000 thùng/ngày.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tuần trước, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê-út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman nói rằng, OPEC+ cần phải thận trọng với cách tiếp cận điều chỉnh sản lượng dầu của mình bất chấp giá tăng.
Hai nhà sản xuất dầu lớn khác ở Trung Đông, Kuwait và Iraq, cho biết đầu tuần này rằng họ ủng hộ kế hoạch tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày như một biện pháp can thiệp đầy đủ và phù hợp để đáp ứng nhu cầu và cân bằng thị trường.
Bình An
-
Châu Âu diễn tập đối phó sự kết thúc của thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga
-
Những bất ổn mới cho giá dầu thế giới?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 11/11 - 16/11
-
Hoa Kỳ sẽ không thực hiện các hợp đồng LNG trị giá hàng chục tỷ đô la cho châu Âu
-
Đánh giá điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu trong tháng 10/2024