Mỹ phát tín hiệu sẵn sàng nhượng bộ Iran
Ông Malley nói rằng, Mỹ đã công nhận việc Iran chuyển sang một đường lối chính trị cứng rắn hơn,song vẫn hy vọng đạt được thỏa thuận nếu Iran quay lại bàn đàm phán với "một cách tiếp cận thực tế".
Bình luận của ông Malley không chỉ mang đến tâm lý lạc quan mà còn thể hiện sự khác biệt so với những nhận định hồi đầu tháng 8, khi ông này bày tỏ "sự hoài nghi ngày càng lớn" về một thỏa thuận có thể đạt được.
Tương lai của hàng triệu thùng dầu có xuất xứ Iran đang bị đe dọa trong các cuộc đàm phán này.
Trên thực tế, sản lượng dầu của Iran hồi năm ngoái đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 thập kỷ qua dưới áp lực kép của các lệnh trừng phạt từ Washington và đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nếu đồng ý quay trở lại chương trình hạt nhân với Mỹ, thì Iran có thể tự do tăng sản lượng nhanh hết mức có thể - điều Tehran đã chỉ ra rằng họ có thể thực hiện.
Theo tính toán của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), kể từ năm 2020, Iran chỉ sản xuất dưới 1 triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Con số này giảm sâu so với mức 2,6 triệu thùng/ngày trước khi Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân (còn gọi là Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung).
Vòng đàm phán mới nhất giữa Iran và Mỹ đã kết thúc vào ngày 20/ 6 và vòng tiếp theo dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 9 tới khi chính phủ mới tiếp quản.
Bất chấp tín hiệu sẵn sàng thỏa hiệp từ Mỹ, các cuộc đàm phán vẫn có thể đổ vỡ. Thủ tướng Israel Naftali Bennett, người đang có chuyến thăm Washington được cho là có kế hoạch thuyết phục Tổng thống Biden từ bỏ các cuộc đàm phán với Iran.
Nhật Bản kêu gọi Iran quay trở lại thỏa thuận hạt nhân | |
Đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran đang bị đình trệ | |
Anh, Đức, EU kêu gọi Iran bỏ kế hoạch làm giàu uranium vượt mức cho phép |
Bình An
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines
-
Chuyện ít biết về Pavel Durov - “thần đồng Internet” của Nga
-
Olympic Paris 2024: Chiến dịch marketing đột phá cho kỷ nguyên mới
-
Tập đoàn RAND: “Cỗ máy tư duy” hàng đầu của giới cầm quyền Mỹ