Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam Lê Mạnh Hùng:

"Muốn xây dựng xã hội học tập thì phải có công dân học tập"

14:18 | 21/03/2022

Theo dõi PetroTimes trên
|
"Phải tuyên truyền cho xã hội hiểu được rằng, muốn xây dựng xã hội học tập thì phải có công dân học tập; muốn xây dựng chính phủ số thì phải có công dân số".

Đó là nhấn mạnh của Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam Lê Mạnh Hùng khi chia sẻ về công tác khuyến học năm 2022 với phóng viên Dân trí.

Muốn xây dựng xã hội học tập thì phải có công dân học tập - 1
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam Lê Mạnh Hùng (Ảnh: Hữu Nghị).

Thưa ông, đại dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, vậy công tác hoạt động của tổ chức Hội Khuyến học trên cả nước có bị ảnh hưởng nhiều không?

- Hơn 2 năm qua, đất nước ta cũng như toàn cầu trải qua đại dịch Covid-19. Đây là một thách thức lớn, tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội. Mọi hoạt động bắt buộc phải thay đổi và tìm cách thích ứng với bối cảnh dịch bệnh.

Bốn đợt dịch vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Chính phủ, các cấp, các ngành, mọi tổ chức xã hội, doanh nghiệp và mỗi người dân phải thích ứng với bối cảnh dịch bệnh. Hội Khuyến học và công tác khuyến học trên toàn quốc cũng không nằm ngoài sự tác động này.

Tuy nhiên, TƯ Hội Khuyến học Việt Nam đã kịp thời quán triệt các nghị quyết, chủ trương chỉ đạo của Đảng, Chính phủ trong việc phòng chống dịch Covid - 19, đồng thời xác định những nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động của hội sao cho phù hợp với bối cảnh dịch bệnh.

Chúng tôi đã tổ chức hoạt động hội theo hình thức trực tuyến, cả về ban hành nghị quyết, chỉ đạo, hội thảo đều áp dụng công nghệ thông tin ngay từ đầu.

Do đó, việc áp dụng công nghệ thông tin trong tổ chức điều hành, tuyên truyền, học tập...về công tác khuyến học tại 63 tỉnh, thành trong giai đoạn phòng chống dịch liền mạch, không bị ngắt quãng, đáp ứng được yêu cầu và đạt được nhiều kết quả như Đại hội đại biểu khuyến học toàn quốc lần thứ VI vừa qua.

Đặc biệt, hưởng ứng phong trào "Máy tính cho em" do Thủ tướng phát động, Hội đã triển khai thực hiện từ trung ương tới tổ chức hội các cấp. Có thể nói, đây là lực lượng nòng cốt trong cuộc vận động này. Các cấp hội đều xây dựng chương trình và thực hiện hiệu quả. Hàng nghìn chiếc máy tính, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được các cấp hội quan tâm.

Bản thân cơ quan TƯ Hội cũng vận động, hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh chưa có máy tính, điện thoại thông minh để học trực tuyến; đồng thời các hội viên Hội khuyến học đã cùng gia đình giúp đỡ, hướng dẫn con em, nhất là các cháu nhỏ làm quen với việc học trực tuyến để thích ứng với điều kiện dịch bệnh. Đây là khó khăn, thách thức lớn nhưng bước đầu đã có kết quả mặc dù chất lượng không thể đạt được như học trực tiếp.

Trong đại dịch vừa qua, các cấp hội trên toàn quốc đã vận động, giúp đỡ gia đình các cháu học sinh có bố mẹ mất vì dịch Covid -19. Hiện tại, Quỹ khuyến học Việt Nam đã đảm nhận, nuôi gần 20 cháu có bố mẹ qua đời vì dịch Covid-19.

Nâng cao nhận thức các cấp, các ngành về xây dựng Xã hội học tập

Sau tổng kết giai đoạn thực hiện Quyết định 281/QĐ-TTg với nhiều thành công ban đầu, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1373/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án "Xây dựng Xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030"; đồng thời trao thêm nhiệm vụ mới là xây dựng mô hình "công dân học tập" trong 10 năm tới. Công việc này sẽ triển khai như thế nào thưa ông?

- Sau quyết định 281/QĐ-TTg về đánh giá hoạt động của Hội trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, có thể nói rằng đã có sức lan tỏa, được cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là nhân dân địa phương đồng tình, hưởng ứng.

Đạt được kết quả đó là nhờ vào sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, của các lực lượng xã hội, ngành giáo dục, trong đó có đóng góp rất lớn của đội ngũ người làm khuyến học và hơn 21 triệu hội viên hội khuyến học.

Tại Đại hội đại biểu khuyến học toàn quốc lần thứ VI (nhiệm kỳ 2021- 2026), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã ghi nhận và biểu dương kết quả đạt được này. Trong thư gửi tới Đại hội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định Hội Khuyến học đã góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo và tạo điều kiện hỗ trợ để người dân có môi trường học tập.

Tổng kết Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị đánh giá, Hội Khuyến học đã làm tốt vai trò nòng cốt của mình trong cuộc vận động nhân dân học tập suốt đời. Khi đạt được điều kiện như vậy, Đảng và Chính phủ đã tin tưởng và giao tiếp nhiệm vụ cụ thể cho Hội Khuyến học.

Ngày 10/5/2019, Ban Bí thư đã ra Kết luận số 49-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Ngày 25/5/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 14/CT-TTg về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030.

Hiện nay, Hội đang xây dựng hai chương trình báo cáo Chính phủ và đang đợi quyết định phê duyệt trong thời gian tới. Đó là chương trình phát triển, đánh giá chỉ đạo mô hình: gia đình học tập, công dân học tập, xã hội học tập, đơn vị học tập; Chương trình hoạt động và tiêu chí đánh giá nhằm đẩy mạnh phong trào công dân học tập.

Trên cơ sở Chỉ thị 14/CT-TTg, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Hội đã tập trung chỉ đạo một số việc trong thời gian tới. Cụ thể:

Thứ nhất, phải tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, mọi lực lượng trong xã hội để nắm được chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập.

Thứ hai, năm 2022, phải làm cho người dân hiểu đầy đủ hơn về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và quá trình chuyển đổi số, có như vậy mới xây dựng thực hiện được công dân số, xã hội số, chính phủ số.

Thứ ba, phải tập trung củng cố, nâng cao chất lượng công tác tổ chức, đội ngũ cán bộ và nâng cao chất lượng hội viên để hội viên hội khuyến học thực sự đóng vai trò nòng cốt ở từng địa phương, từng cơ sở, cơ quan và đơn vị.

Năm 2022, Hội Khuyến học phối hợp với các cơ quan, các đơn vị hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang và doanh nghiệp... triển khai thực hiện việc chuyển đổi số và triển khai công tác khuyến học.

Cùng đó, để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức các cấp, các ngành, cán bộ đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược của chủ trương xây dựng xã hội học tập, thúc đẩy việc học tập suốt đời cho mọi người, nhất là trong thời đại 4.0, tới đây, Trung ương Hội sẽ ký nghị quyết liên tịch, chương trình phối hợp với Đảng ủy khối cơ quan Trung ương để tham mưu chiến lược cho Đảng về phát triển đất nước; Ký kết với Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương để làm sao trí thức hóa đội ngũ công nhân, để họ có kiến thức và làm chủ công nghệ.

Trong kết luận 49-KL/TW, Ban Bí thư giao cho Ban Tuyên giáo Trung ương kết hợp với Hội Khuyến học Việt Nam hướng dẫn, đôn đốc, có chương trình khuyến học trong các đảng bộ, phấn đấu mỗi cơ quan trung ương trở thành cơ quan học tập, đơn vị học tập và có chỉ đạo điểm một vài đảng bộ.

Muốn xây dựng xã hội học tập thì phải có công dân học tập

Vậy công tác triển khai thí điểm mô hình "công dân học tập" trong thời gian tới như thế nào thưa ông?

- Hội Khuyến học Việt Nam đã xác định, muốn thực hiện chiến lược chuyển đổi số, xây dựng xã hội học tập thì trước hết phải có công dân học tập.

Hội Khuyến học Việt Nam đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan như Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành khác, trước hết xác định tiêu chí thế nào là công dân học tập. Cụ thể:

Tiêu chí thứ nhất, công dân học tập là phải có tinh thần tự học và học tập suốt đời.

Tiêu chí thứ hai, công dân phải biết sử dụng thành thạo và biết các kỹ năng công nghệ và kỹ năng làm việc, chuyên sâu và hiểu sâu về lĩnh vực mình làm.

Tiêu chí thứ ba, công dân phải có kỹ năng thực hành xã hội, ứng xử văn hóa, kỹ năng hợp tác, chia sẻ và có ý thức bảo vệ môi trường.

Với các tiêu chí đó đã đặt ra nhiều thách thức đó là phải tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành trong xã hội hiểu được rằng, muốn xây dựng xã hội học tập thì phải có công dân học tập; muốn xây dựng chính phủ số thì phải có công dân số.

Để làm được điều đó, đề nghị các cấp ủy, chính quyền, coi đây là nhiệm vụ chung của toàn xã hội để thúc đẩy sự học lên một bước phát triển mới.

Như vậy, công dân học tập phải gắn liền với việc giải quyết nhu cầu tự thân của mình. Hoạt động khuyến học phải phục vụ chính bản thân người lao động và công dân thì mới thiết thực và có tính bền vững.

Ngoài ra, để thực hiện tốt phong trào công dân học tập thì phải thực hiện xã hội hóa. Xã hội hóa để có môi trường cho công dân học tập bằng cách mở rộng các loại hình đào tạo, loại hình học tập, mở rộng môi trường cho công dân có cơ hội tiếp xúc với các mô hình học tập mới.

Hoạt động của Hội Khuyến học phải bám sát cơ sở, nhiệm vụ kinh tế, chính trị của từng địa phương

Hội Khuyến học Việt Nam xây dựng giải pháp gì để tiếp tục giữ vững và nâng cao vị thế của Hội trong thời gian tới?

- Trong tình hình hiện tại, bắt buộc các cấp hội phải đổi mới nội dung, phương thức và tư duy làm công tác khuyến học. Điều này đã được Đại hội khuyến học lần thứ VI của Hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh, trong đó có một số giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, Hội phải tập trung quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước cho tầng lớp nhân dân về khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập, bởi có nhận thức sâu sắc thì việc tham mưu, chỉ đạo mới đúng đắn.

Thứ hai, Hội Khuyến học phải xây dựng được một tổ chức vững mạnh, cán bộ thực sự tiêu biểu, có trình độ, kỹ năng, nhiệt huyết, am hiểu công tác hội để tham mưu cho cấp ủy phối hợp với các cấp ngành trong điều kiện hiện nay.

Thứ ba, Hội chủ động tham mưu cho cấp ủy chính quyền để làm công tác khuyến học. Thời gian vừa qua, Hội cũng đã tham mưu cho Ban Bí thư để tổng kết Chỉ thị 11, đề xuất với Chính phủ để có đề án về khuyến học thì bây giờ phải có chương trình xây dựng đơn vị học tập, công dân học tập. Đây chính là nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ tư, xác định những chương trình đổi mới công tác chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm để triển khai đến cơ sở; tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động của các cấp hội cơ sở trong việc triển khai nghị quyết của Trung ương Hội cấp trên để làm sao chủ trương của hội đi vào thực tiễn cuộc sống.

Thứ năm, cần đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập. Xã hội hóa ở đây là mọi lực lượng đều phải tham gia công tác khuyến học, trong đó Hội Khuyến học phải đóng vai trò nòng cốt, chủ động phối hợp để mọi lực lượng cùng tham gia làm công tác khuyến học, tạo sự đồng thuận và thống nhất cao.

Thứ sáu, tiếp tục tôn vinh, tuyên dương những tập thể cá nhân trong phong trào khuyến học, khuyến tài.

Muốn xây dựng xã hội học tập thì phải có công dân học tập - 2
Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Lê Mạnh Hùng: "Hội tập trung quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước cho tầng lớp nhân dân về khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập" (Ảnh: Hữu Nghị).

Một nhiệm vụ nữa là cần phát triển quỹ khuyến học ở cấp huyện, cấp tỉnh, trao đúng đối tượng và hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn, để họ có cơ hội tiếp cận với học tập; đặc biệt nhấn mạnh vai trò của việc học tập cho người lớn để noi gương cho lớp trẻ.

Trong quá trình tổ chức chỉ đạo, để đạt được những giải pháp như vậy thì chúng tôi luôn quán triệt giá trị cốt lõi, đó là bám sát 4 trụ cột chính của sự nghiệp khuyến học là:

Trụ cột thứ nhất là truyền thống hiếu học của dân tộc và đây sẽ là động lực để phát triển các mô hình học tập giai đoạn 2021-2030, cũng là cơ sở tâm lý xã hội để triển khai xã hội học tập.

Trụ cột thứ hai là cơ sở tư tưởng "Học không bao giờ cùng", ý chí tự học suốt đời và mục đích làm cho dân tộc trở nên thông thái của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trụ cột thứ ba là mọi quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải được cụ thể hóa trong hoạt động của hội khuyến học.

Trụ cột thứ tư là cơ sở thực tiễn, tiến hành mọi chủ trương, kế hoạch khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo tinh thần xã hội hóa.

Có như vậy, công tác khuyến học mới thiết thực, có sức sống và nhận được sự ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền.

Tổ chức hội nghị báo cáo viên về công tác khuyến học

Để triển khai những nhiệm vụ lớn như vậy thì vai trò đội ngũ những người làm công tác khuyến học vô cùng quan trọng, TƯ Hội Khuyến học có hoạt động gì để nâng cao chất lượng hội viên đáp ứng nhiệm vụ chính trị này?

- Trong thời gian vừa qua, Hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong đó, vai trò lớn nhất nằm ở đội ngũ cán bộ. Do vậy, muốn đáp ứng được yêu cầu cao, thì vấn đề cán bộ vẫn là then chốt.

Năm 2022, Hội tập trung tập huấn lại toàn bộ nội dung, cách thức chỉ đạo của Hội Khuyến học cho đội ngũ những người làm công tác khuyến học. Đề nghị các cấp ủy quan tâm tới những đồng chí chủ chốt tham gia Hội Khuyến học ở từng địa phương, cơ sở.

Phát triển đội ngũ cán bộ ở các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp có ban công tác khuyến học để xây dựng mạng lưới đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến học.

Phối hợp với ngành giáo dục, tiếp tục cử cán bộ chuyên trách sang phối hợp với hội khuyến học để cùng tham mưu cho công tác khuyến học.

Ngoài ra, Hội xây dựng tài liệu, cẩm nang cho hội viên về công tác Khuyến học.

Đặc biệt, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị Báo cáo viên toàn quốc vào tháng 4 tới đây về công tác khuyến học.

Xin trân trọng cám ơn ông!

Theo Dân trí