Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Mùa hè hấp dẫn với “Sĩ tử nhí - Chắp cánh ước mơ”

21:09 | 16/05/2018

551 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 15/5, tại Hà Nội, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức họp báo về chuỗi sự kiện văn hóa trong dịp hè 2018 với chủ đề “Sĩ tử nhí - Chắp cánh ước mơ”, nhằm tạo sân chơi bổ ích và lý thú cho trẻ em, giáo dục trẻ biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống.

Với thông điệp chủ đạo “Sĩ tử nhí - Chắp cánh ước mơ” chương trình sẽ được diễn ra trong hơn 2 tháng hè từ ngày 1/6 đến 20/8, tại Hồ Văn trong khuôn viên của Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Nét khác biệt của các sự kiện trong chuỗi hoạt động hè tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám năm nay là sự tương tác và trải nghiệm với nghệ sĩ, nghệ nhân, du khách nhí sẽ được những nghệ nhân giới thiệu về tinh hoa nghề, hướng dẫn và đồng hành để thực hiện quy trình làm sản phẩm. Theo đó, trong suốt mùa hè tại Hồ Văn vào mỗi tuần sẽ có một chủ đề riêng gồm các hoạt động trình diễn và trải nghiệm; những cuộc thi sau trải nghiệm; talk show; chợ phiên…

Hoạt động được tổ chức đầu tiên là “khai trương trại hè” sáng tác tranh vào sáng 26/5. Tại đây, các nghệ sĩ của nhóm ART 60 sẽ đồng hành với các bé khám phá tranh màu nước. Sau khi hoàn thiện, sản phẩm của các em sẽ tham gia cuộc đấu giá “Tôi cho đi để nhận lại”. Tiền thu được từ đấu giá sẽ đưa vào Quỹ Thái học để hỗ trợ trẻ em nghèo hiếu học, tiếp tục thắp sáng ước mơ tri thức. Đây là hoạt động được tổ chức song song hoạt động thả đèn chữ vào tối thứ Sáu hằng tuần nhằm đóng góp kinh phí duy trì Quỹ Thái học.

Một trong những hoạt động nổi bật là trải nghiệm “Sĩ tử nhập môn” với sự tham gia của các nghệ nhân hướng dẫn các em làm giấy dó, từ khâu seo giấy, bóc giấy, phơi giấy… Các em sẽ được trực tiếp vào vai sĩ tử tự tay làm ra những tờ giấy dó, viết và vẽ ước nguyện của mình để tham gia cuộc thi “Giấy dó của sĩ tử ngày nay”. Ngoài ra, game thi học chữ “Lều chõng” nhằm giúp các bé hiểu hơn việc học hành, thi cử khi xưa. Đi kèm là các gian hàng chợ phiên và sản phẩm từ giấy dó, ông đồ cho thư pháp…

“Chắp cánh ước mơ” - với hình tượng của con diều lên mây, chủ đề bao gồm không gian mở đầy nghệ thuật của thế giới diều truyền thống, diều nghệ thuật và diều quốc tế sẽ được trưng bày ngoài trời, tạo điểm nhấn về thế giới diều trong khắp khuôn viên Hồ Văn. Tại đây, những nghệ nhân của các Câu lạc bộ Diều trên cả nước và Trung tâm bảo tồn Diều Việt Nam sẽ giới thiệu đồng thời hướng dẫn cách làm, dán diều, chỉnh dây cho du khách. Ngoài việc check-in không gian diều rực rỡ, mọi người còn được trải nghiệm trong cuộc thi làm diều, dán diều và vẽ diều. Các sản phẩm thắng giải sẽ có bằng xác nhận của Trung tâm bảo tồn Diều Việt Nam và gửi đi trưng bày, tham gia các cuộc thi diều quốc tế.

mua he hap dan voi si tu nhi chap canh uoc mo
Quầy hướng dẫn các em thiếu nhi làm món ăn truyền thống

Game show “Muốn ăn thì lăn vào bếp cùng người nổi tiếng”: cuộc thi vui về cách thức chế biến những món ăn, quà vặt truyền thống như nấu chè hoa cau, thạch găng, bánh đúc, bánh cuốn, nem… Chương trình “Vuốt nặn gốm” tái hiện quy trình làm gốm Bát Tràng và giúp người tham gia được trải nghiệm cùng nghệ nhân, tăng sự khéo léo và trí sáng tạo. Hoạt động “Sống đẹp”: Là các câu chuyện vượt khó của người khuyết tật để làm ra những sản phẩm hữu ích phục vụ đời sống; những yếu tố liên kết các thế thệ trong gia đình để gìn giữ nếp nhà… sẽ được chia sẻ bởi các diễn giả thuộc các Trung tâm rèn luyện kĩ năng sống, nhân vật tiêu biểu.

Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho hay, Văn Miếu là trung tâm đạo hiếu Việt Nam; nơi gợi nhắc ý niệm về truyền thống hiếu học, khoa bảng… Vì vậy, các hoạt động được tổ chức cũng xoay quanh ý nghĩa giáo dục, phục vụ nhu cầu vừa chơi vừa học của các em nhỏ trong những ngày hè. “Chắp cánh ước mơ”, “Muốn ăn thì lăn vào bếp cùng người nổi tiếng”, “Vuốt nặn gốm”, “Sống đẹp”… được nghiên cứu, đầu tư, kỳ vọng đem lại trải nghiệm hấp dẫn và lý thú thu hút các em nhỏ, nhân dân Thủ đô, du khách trong nước và quốc tế. Đây cũng là cơ hội cho nghệ nhân các làng nghề có không gian trình diễn và tương tác thường xuyên với du khách, giới thiệu tinh hoa nghề với công chúng.

N.H