Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Moscow có "làm tổn thương" các nhà khai thác dầu trong nước sau lệnh cấm xuất khẩu?

17:27 | 25/09/2023

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Upstreams hôm nay đưa tin, cho rằng Chính phủ Nga đã bất ngờ "làm tổn thương" các nhà khai thác dầu của nước này bằng những hạn chế xuất khẩu trong một động thái mà Moscow cho rằng là nhằm đối phó với tình trạng thiếu nhiên liệu trên thị trường nội địa, khiến giá nhiên liệu trong nước tăng vọt.
Nga đã né mức giá trần đối với dầu thô như thế nào?Nga đã né mức giá trần đối với dầu thô như thế nào?
Những con số về dầu khí đáng chú ý trong tuần (18/9-24/9)Những con số về dầu khí đáng chú ý trong tuần (18/9-24/9)
Moscow có
Ảnh minh họa

Cuối tuần trước, Thủ tướng Mikhail Mishustin đã ký một nghị quyết cấm ngay lập tức xuất khẩu các thành phẩm, như nhiên liệu diesel và xăng, cũng như các nguyên liệu lọc dầu được gọi là gasoil và sản phẩm chưng cất hydrocarbon trung bình.

Nghị quyết không nêu rõ khung thời gian ước tính khi nào lệnh cấm được dỡ bỏ.

Động thái này đã gây ra làn sóng chấn động khắp ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga, vốn bị thống trị bởi cái gọi là các nhà khai thác tích hợp, gửi dầu khai thác của họ đi xử lý tại các nhà máy lọc dầu lớn dưới sự kiểm soát của họ.

Một đại diện của công ty điều hành đường ống do nhà nước Nga kiểm soát - Transneft cho biết, họ đã dừng hoạt động của các đường ống chuyên dụng vận chuyển nhiên liệu diesel từ các nhà máy lọc dầu ở khu vực châu Âu của Nga đến cảng Primorsk trên Biển Baltic và Novorossiysk trên Biển Đen.

Đây là lần đầu tiên Nga ban hành lệnh cấm hoàn toàn như vậy, kể từ khi Liên Xô tan rã vào năm 1991 và sự xuất hiện của các nhà khai thác dầu độc lập.

Nga có lượng dầu diesel dư thừa đáng kể, với khoảng một nửa trong số 650 triệu thùng sản xuất hằng năm được vận chuyển đến các điểm đến quốc tế.

Có ý kiến ​​cho rằng các công ty sẽ phải cắt giảm sản lượng để tránh việc các cơ sở lưu trữ bị quá tải dầu diesel.

Thứ trưởng Bộ Năng lượng Pavel Sorokin cho biết trong một tuyên bố trên truyền hình, lệnh cấm xuất khẩu là vô thời hạn và các hành động tiếp theo của nước này sẽ phụ thuộc vào độ bão hòa của thị trường nội địa với tình trạng dư thừa nhiên liệu.

Ông Sorokin nói: “Chúng tôi hy vọng rằng thị trường trong nước sẽ kịp cảm nhận được hiệu quả của lệnh cấm”.

Ông Sorokin và các quan chức khác đã lên án việc các thương nhân không rõ danh tính mua diesel và dầu mỏ để phân phối trong nước với giá thấp, sau đó xuất khẩu với giá cao hơn, là hoạt động mà chính quyền cho là bất hợp pháp.

Nga đang thực hiện kế hoạch giới hạn giá nhiên liệu cung cấp cho khách hàng trong nước, trong đó chính quyền sẽ bồi thường cho các nhà sản xuất để bù đắp chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá trong nước đối với diesel và xăng.

Tuy nhiên, năm ngoái số tiền bồi thường như vậy cho các nhà sản xuất - cung cấp nhiên liệu giảm giá trong nước, đã giảm do các nhà chức trách cho rằng ngân sách đã quá căng thẳng.

Mikhail Krutikhin, một đối tác của công ty tư vấn năng lượng RusEnergy có trụ sở tại Moscow, cho biết sản lượng của Nga có thể giảm nếu chính quyền nước này tiếp tục theo đuổi và mở rộng cuộc đàn áp đối với hoạt động xuất khẩu nhiên liệu thông qua các quốc gia trung chuyển như Kazakhstan, Belarus, Kyrgyzstan và Armenia.

Bốn quốc gia này và Nga được hưởng một khu vực hải quan chung và không phải trả thuế hải quan khi họ vận chuyển hàng hóa qua biên giới nước mình.

Lệnh cấm cũng nâng giá dầu quốc tế vào cuối tuần trước, dù chỉ là tạm thời.

Yến Anh

UpStreams