Lý do Nga khóa vô thời hạn đường ống Dòng chảy phương Bắc 1
Nga khóa vô thời hạn đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 (Ảnh: Getty). |
Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom ngày 2/9 thông báo đóng vô thời hạn đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 đưa khí đốt từ Nga tới Đức qua biển Baltic. Theo thông cáo của Gazprom, quyết định được đưa ra sau một cuộc kiểm tra tổng quát tại trạm nén khí Portovaya gần thành phố St.Petersburg của đại diện Gazprom và đơn vị bảo dưỡng tua-bin Siemens Energy (Đức).
Thông cáo cho biết thêm, báo cáo về sự cố rò dầu tua-bin cũng đã được đại diện của Siemens ký xác nhận. Phía Siemens đánh giá rằng, tua-bin này cần được sửa chữa ở một công xưởng đặc biệt.
Gazprom nhấn mạnh, tuabin không thể hoạt động an toàn cho đến khi rò rỉ được sửa chữa. Gazprom không công bố thời gian cụ thể khôi phục nguồn cung khí đốt qua Dòng chảy phương Bắc 1.
Quyết định khóa vô thời hạn Dòng chảy phương Bắc 1 đưa ra ngay trước khi đường ống này dự kiến khôi phục hoạt động vào rạng sáng 3/9 sau đợt bảo dưỡng định kỳ kéo dài 3 ngày.
Công suất hoạt động của Dòng chảy phương Bắc 1 giảm đáng kể từ tháng 7 do một số tua-bin ngừng hoạt động. Một số tua-bin đã được gửi đến Theo đề nghị của Đức - một trong những quốc gia phụ thuộc lớn vào nguồn cung khí đốt Nga, Canada đã miễn trừ trừng phạt và quyết định trả lại 1 tua-bin. Tuy nhiên, Gazprom từ chối nhận vì bất thường trong giấy tờ. Montreal, Canada để sửa chữa và mắc kẹt tại đó do lệnh trừng phạt Nga. Mặt khác, Gazprom đổ lỗi cho các biện pháp trừng phạt của phương Tây là lý do chính làm gián đoạn nguồn cung khí đốt.
Theo Dân trí
Nga khóa van vô thời hạn đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 |
Nga cắt một nửa lượng khí đốt sang Đức qua Dòng chảy phương Bắc 1 |
Ukraine kêu gọi Đức ngừng đường ống khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 1 |
-
Tin tức kinh tế ngày 27/10: Thanh, kiểm tra các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam
-
Giá vàng trong tuần (21/10-27/10): Kết thúc tuần tăng giá
-
Đức ký kết hợp đồng mua khí đốt tự nhiên của Mỹ trong 10 năm
-
Chủ tịch HĐQT Shinec: Kinh doanh tín chỉ carbon như "bán đàn vịt giời"
-
Apple bị “soán ngôi” công ty giá trị nhất thế giới