Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

LS Trương Anh Tú: Luật Đấu thầu (sửa đổi) tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp

09:20 | 03/07/2023

10,445 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trao đổi với PetroTimes, Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law Firm cho rằng, bản thân cơ quan lập pháp cũng đã đánh giá việc thông qua Luật Đấu thầu sửa đổi không gây tác động tiêu cực trong việc đấu thầu. Tuy nhiên, trong tương lai vẫn cần có sự giám sát và điều chỉnh của cơ quan quản lý nhà nước đối với những thực trạng phát sinh trong quá trình thực thi và áp dụng pháp luật.
Thu hẹp phạm vi đấu thầu sẽ tạo tính chủ động hơn cho DNNNThu hẹp phạm vi đấu thầu sẽ tạo tính chủ động hơn cho DNNN
Luật Đấu thầu (sửa đổi) giúp gia tăng tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệpLuật Đấu thầu (sửa đổi) giúp gia tăng tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
LS Trương Anh Tú: Luật Đấu thầu (sửa đổi) tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp
Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law Firm

PV: Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/1/2024. Theo đó, hoạt động lựa chọn nhà thầu để thực hiện các gói thầu thuộc dự án đầu tư của Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp do DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật, luật sư đánh giá thế nào về phạm vi điều chỉnh này?

LS. Trương Anh Tú: Phạm vi điều chỉnh mới của Luật Đấu thầu (sửa đổi) đã thu hẹp đối tượng điều chỉnh so với Luật Đấu thầu hiện có. Theo đó, chỉ có dự án của doanh nghiệp nhà nước và dự án có sử dụng vốn nhà nước trong một số trường hợp cụ thể là đối tượng điều chỉnh của Luật Đấu thầu (sửa đổi 2023). Đây là sự khác biệt so với Luật Đấu thầu 2013. Dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước, vốn của DNNN từ 30% trở lên, hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư không còn chịu sự điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Việc điều chỉnh này là sự đột phá, gỡ bỏ những vướng mắc, rào cản, tạo điều kiện thuận lợi đối với nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp có vốn nhà nước (mà không phải DNNN), họ có thêm quyền chủ động và tự quyết trong việc thực hiện dự án, không còn bị ràng buộc bởi những quy định dành riêng cho DNNN.

PV: Theo luật sư, việc điều chỉnh này có tác động thế nào đến hoạt động kinh doanh của các DN có dưới 100% vốn của DNNN?

LS. Trương Anh Tú: Đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, đây vẫn được xem là doanh nghiệp nhà nước, do đó dự án của các doanh nghiệp này vẫn phải chịu sự điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Còn đối với các doanh nghiệp không phải doanh nghiệp nhà nước (Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở xuống), dự án của các doanh nghiệp này sẽ không còn phải chịu sự điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Hoạt động kinh doanh của đối tượng này có thể được mở rộng và tự do hơn, doanh nghiệp có sự chủ động và có thể tự quyết nhiều vấn đề do không còn phải chịu những ràng buộc đặc biệt trước đây. Tiếng nói của sở hữu tư nhân trong các doanh nghiệp này sẽ có trọng lượng hơn, khi cơ chế đã có sự thay đổi.

Tuy nhiên, trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong DN này cũng cao hơn, vì phải tự làm, tự quyết định. Đặc biệt, “trọng trách” của người đại diện phần vốn của DNNN, của các cấp quản trị, điều hành tại các DN này sẽ có áp lực lớn hơn.

PV: Theo luật sư, việc chỉ áp dụng Luật với DN nhà nước nắm 100% vốn điều lệ, có nghĩa là DN có dưới 100% vốn điều lệ thì không phải áp dụng Luật Đấu thầu (thủ tục pháp lý, giấy tờ… cũng được rút gọn), liệu việc này có tạo “lỗ hổng” để các doanh nghiệp “thỏa thuận” lựa chọn nhà thầu không?

LS. Trương Anh Tú: Việc chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước nắm 100% vốn điều lệ sẽ tạo điều cho các doanh nghiệp khác (không phải DN nhà nước/hoặc vốn nhà nước từ 50% trở xuống) được chủ động lựa chọn nhà thầu. Thực tế, trong môi trường đầu tư kinh doanh theo kinh tế thị trường, việc các doanh nghiệp này tự do thỏa thuận lựa chọn nhà thầu là việc hết sức bình thường. Đây là một phần của giao dịch thương mại. Không nên xem đó là “lỗ hổng” của quy định pháp luật. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp mà vốn tư nhân chiếm đa số thì việc tư nhân có tiếng nói quyết định là hiển nhiên. Họ có quyền lựa chọn nhà thầu theo mong muốn, bởi vốn của họ chiếm đa số.

Hơn nữa, dự án không áp dụng Luật Đấu thầu không có nghĩa là pháp luật không có cơ chế để điều chỉnh dự án. Hiện nay hệ thống pháp luật về thương mại đã được xây dựng tương đối đầy đủ, về cơ bản có thể đáp ứng các giao dịch thương mại mà không cần áp dụng các quy định đặc biệt của Luật Đấu thầu. Bản thân cơ quan lập pháp cũng đã đánh giá việc thông qua Luật Đấu thầu sửa đổi không gây tác động tiêu cực trong việc đấu thầu. Tuy nhiên, trong tương lai vẫn cần có sự giám sát và điều chỉnh của cơ quan quản lý nhà nước đối với những thực trạng phát sinh trong quá trình thực thi và áp dụng pháp luật.

PV: Với phạm vi điều chỉnh này, các công ty con có vốn dưới 100% của DNNN sẽ được chủ động, linh hoạt hơn trong SXKD. Tuy nhiên, để quản lý dòng vốn đầu tư, cần phải có cơ chế, giám sát như thế nào cho hiệu quả, thưa luật sư?

LS. Trương Anh Tú: Quản lý, giám sát dòng vốn đầu tư sao cho chặt chẽ, hiệu quả cần lưu tâm không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều quốc gia phát triển. Thực tế ở Việt Nam hiện nay vẫn còn tình trạng thất thoát, tham nhũng, thiếu minh bạch, thiếu hiệu quả trong hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta không tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể chủ động, tự do trong sản xuất kinh doanh. Việc xây dựng cơ chế giám sát phải dựa trên thực tế, áp dụng tinh thần đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Cơ quan quản lý cần phải có những biện pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhưng không được bỏ qua với hành vi vi phạm. Cần tránh việc doanh nghiệp nhà nước lợi dụng cơ chế để thành lập công ty con có vốn nhà nước nhằm tránh chịu sự điều chỉnh của Luật Đấu thầu, dẫn đến sử dụng vốn nhà nước sai mục đích, thiếu hiệu quả. Chúng ta nên học tập việc xây dựng pháp luật của những quốc gia đang có sự phát triển mạnh mẽ, là nơi tập trung của dòng vốn đầu tư cũng như có sự tương đồng nhất định đối với Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia... để tạo dựng một cơ chế phù hợp đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Xin cảm ơn luật sư!

Mạnh Tưởng