Lợn khỏe mạnh giữa vùng dịch được giết mổ tiêu thụ trong địa bàn huyện
Theo đó, các hộ chăn nuôi có lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi cần tiêu hủy lợn mắc bệnh, lợn chết, lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Đối với lợn khỏe mạnh trong cùng ô chuồng, dãy chuồng với lợn mắc bệnh, được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi thì được nuôi cách ly hoặc giết mổ để tiêu thụ tại địa bàn cấp huyện.
Đối với lợn khỏe mạnh tại ô chuồng, dãy chuồng chưa có lợn mắc bệnh, được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi thì được giết mổ để tiêu thụ thuộc địa bàn cấp huyện. Trường hợp có nhu cầu để nuôi thì được vận chuyển đến nơi khác thuộc phạm vi địa bàn cấp tỉnh để nuôi với sự giám sát của thú y địa phương.
(Ảnh minh họa) |
Đối với trang trại chăn nuôi có lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi phải tiêu hủy lợn mắc bệnh, lợn chết, lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đối với lợn khỏe mạnh tại ô chuồng, dãy chuồng có lợn mắc bệnh, được lấy mẫu và có kết quả âm tính với mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi được giết mổ để tiêu thụ thuộc địa bàn cấp huyện. Trường hợp có nhu cầu để nuôi thì được vận chuyển đến nơi khác thuộc phạm vi đại bàn cấp huyện để nuôi dưới sự giám sát của thú y địa phương.
Đối với lợn khỏe mạnh tại ô chuồng, dãy chuồng chưa có lợn mắc bệnh thì được giết mổ để tiêu thụ thuộc địa bàn cấp tỉnh. Trường hợp có nhu cầu để nuôi thì được vận chuyển đến nơi khác thuộc phạm vi cấp tỉnh để nuôi dưới sự giám sát của thý y địa phương.
Đối với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong vùng dịch, cơ quan thú y không cần lấy mẫu sản phẩm để xét nghiệm mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng hướng dẫn việc kiểm soát vận chuyển lợn ra ngoài, vào vùng dịch của các trang trại chăn nuôi có điểm trung chuyển. Theo đó, được vận chuyển lợn (để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm, để giết mổ) có kết quả âm tính với mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi từ trại chăn nuôi đến điểm trung chuyển. Thời gian lưu giữ lợn tại điểm trung chuyển nếu chưa vượt quá 12 giờ thì lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo không lây lan dịch bệnh.
Đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 62/63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn phải tiêu hủy là trên 3,3 triệu con.
M.T
Sơn La: Tái phát dịch tả lợn châu Phi tại 3 xã |
Ngân sách dự phòng chống dịch tả lợn châu Phi đã cạn kiệt |
Tỉnh duy nhất nào chưa bị dịch tả lợn châu Phi tấn công? |
-
Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi
-
Chủ động giám sát chặt, phát hiện sớm, xử lý các ổ dịch tả lợn châu Phi
-
Việt Nam sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi
-
Hàng không tăng cường kiểm soát trước nguy cơ lây lan của biến chủng Omicron
-
Xử lý nghiêm các đối tượng vận chuyển trái phép lợn, sản phẩm của lợn từ nước ngoài vào Việt Nam
-
Châu Âu diễn tập đối phó sự kết thúc của thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga
-
Những bất ổn mới cho giá dầu thế giới?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 11/11 - 16/11
-
Hoa Kỳ sẽ không thực hiện các hợp đồng LNG trị giá hàng chục tỷ đô la cho châu Âu
-
Đánh giá điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu trong tháng 10/2024