Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Lối thoát nào cho vòng xoáy xung đột Nga - Ukraine?

07:44 | 02/05/2022

Theo dõi PetroTimes trên
|
Thỏa thuận hòa bình được cho là giải pháp duy nhất giúp "tháo ngòi" căng thẳng Nga - Ukraine và kết thúc cuộc xung đột trong bối cảnh các cuộc giao tranh vẫn đang diễn ra trong giai đoạn hai của chiến dịch quân sự ở miền Đông.

LỐI THOÁT NÀO CHO VÒNG XOÁY XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE?

Thỏa thuận hòa bình được cho là giải pháp duy nhất giúp "tháo ngòi" căng thẳng Nga - Ukraine và kết thúc cuộc xung đột trong bối cảnh các cuộc giao tranh vẫn đang diễn ra trong giai đoạn hai của chiến dịch quân sự ở miền Đông.

Lối thoát nào cho vòng xoáy xung đột Nga - Ukraine? - 1
Đoàn xe của lực lượng thân Nga tại Mariupol, Ukraine (Ảnh: Reuters).

Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine vào cuối tháng 2, Mỹ và phương Tây đã triển khai chiến lược 2 mũi nhọn, vừa áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có tiền lệ với Moscow, vừa viện trợ cho Ukraine các vũ khí và trang thiết bị quân sự tiên tiến. Tuy vậy, sau hơn 2 tháng, cuộc xung đột vẫn chưa chấm dứt, thậm chí có xu hướng ngày càng tăng nhiệt. Cuối tháng 3, Nga tuyên bố chuyển sang giai đoạn hai, tập trung mục tiêu giải phóng vùng Donbass ở Đông Ukraine - nơi có các vùng lãnh thổ ly khai.

Nga cho đến nay đã đưa ra một loạt đề xuất để chấm dứt xung đột, trong đó Ukraine phải cam kết trung lập (không gia nhập NATO), không sở hữu vũ khí hạt nhân, công nhận Crimea thuộc Nga và công nhận độc lập của vùng ly khai Donbass. Nga tỏ ra rất kiên quyết với các yêu cầu này, trong khi Ukraine đặt ra mục tiêu rõ ràng là "tìm cách để thoát khỏi tình hình (chiến sự) hiện tại và không để mất lãnh thổ".

Theo Keith Darden, giáo sư về khoa học chính trị Đại học American, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang rơi vào tình huống được xem là khó xử, khi ông bị đặt vào tình thế phải tìm ra một thỏa thuận chính trị với Moscow để chấm dứt cuộc chiến càng sớm càng tốt và thỏa thuận này phải được người dân Ukraine chấp thuận.

Giới chuyên gia nhận định, chỉ có một giải pháp duy nhất cho cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay: thỏa thuận hòa bình. Việc đạt được một thỏa thuận hòa bình nằm trong tầm tay của các bên, tuy nhiên để đạt được một thỏa thuận, Mỹ sẽ phải chấp nhận những nhượng bộ liên quan tới NATO - điều mà cho tới nay Washington vẫn chưa sẵn sàng,

Tổng thống Vladimir Putin thừa nhận các cuộc đàm phán đã rơi vào bế tắc, tuy nhiên nhà lãnh đạo Nga vẫn chưa khép lại cánh cửa đàm phán nhằm tìm kiếm một lối thoát cho cuộc xung đột với quốc gia láng giềng.

Từ trước khi cuộc chiến bắt đầu, ông Putin đã đưa ra cho phương Tây một danh sách các yêu cầu, trong đó đáng chú ý nhất là việc NATO phải dừng mở rộng lãnh thổ về phía biên giới Nga.

Mỹ không sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trên. Tuy nhiên, theo nhà quan sát Jeffrey D. Sachs, hiện tại là thời điểm phù hợp để Mỹ xem xét lại chính sách mở rộng NATO. Trong khi đó, Tổng thống Putin cũng phải cho thấy việc Nga sẵn sàng nhượng bộ để các cuộc đàm phán diễn ra thành công.

Cách tiếp cận của Mỹ trong việc vừa viện trợ vũ khí cho Ukraine, vừa trừng phạt Nga nghe có vẻ thuyết phục được dư luận Mỹ, nhưng không thực sự hiệu quả trên phạm vi toàn cầu. Chiến lược này nhận được rất ít sự ủng hộ bên ngoài nước Mỹ cũng như châu Âu, thậm chí có thể vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ chính nội bộ Mỹ và châu Âu.

Nhiều nước đang phát triển đã từ chối tham gia vào chiến dịch cô lập Nga của phương Tây. Tại cuộc bỏ phiếu do Mỹ dẫn đầu nhằm loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, 93 quốc gia đã ủng hộ động thái này, nhưng 100 quốc gia khác thì không (trong đó có 24 quốc gia phản đối, 58 quốc gia bỏ phiếu trắng và 18 quốc gia không bỏ phiếu). Đáng chú ý hơn, 100 quốc gia này là nơi sinh sống của 76% dân số thế giới.

Các quốc gia có thể có những lý do khác nhau để phản đối chiến dịch của Mỹ, trong đó có quan hệ thương mại của các nước này với Nga. Nhưng thực tế cho thấy phần lớn thế giới đã bác bỏ việc cô lập Moscow, đặc biệt là ở mức độ như Washington mong muốn.

Đòn trừng phạt có thực sự hiệu quả?

Lối thoát nào cho vòng xoáy xung đột Nga - Ukraine? - 2
Cảnh tan hoang tại Kharkov, Ukraine sau các cuộc giao tranh (Ảnh: AFP).

Các biện pháp trừng phạt là một phần quan trọng trong chiến lược của Mỹ. Tuy nhiên, các biện pháp này không những không đủ sức "đánh bại" Nga, mà còn ảnh hưởng đến toàn thế giới. Trong trường hợp lý tưởng nhất, lệnh trừng phạt có thể thúc đẩy Nga tiến tới một thỏa thuận hòa bình, tuy nhiên có hàng loạt vấn đề liên quan tới các lệnh trừng phạt kinh tế áp đặt lên Moscow hiện nay.

Vấn đề thứ nhất là ngay cả khi các lệnh trừng phạt gây sức ép cho nền kinh tế Nga, chúng cũng không thể thay đổi chính sách của Moscow. Trước đó, Mỹ từng áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt với Venezuela, Iran và Triều Tiên, mặc dù cũng góp phần làm suy yếu nền kinh tế, nhưng vẫn không thể thay đổi được chế độ chính trị hoặc chính sách của các nước này như Mỹ mong muốn.

Vấn đề thứ hai là các biện pháp trừng phạt rất dễ bị lách, ít nhất là một phần nào đó, và nhiều khả năng sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hành động né tránh hơn. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ chỉ phát huy hiệu quả nhất đối với các giao dịch bằng đồng USD liên quan đến hệ thống ngân hàng của Mỹ. Trong tương lai, các giao dịch với Nga bằng đồng rúp, rupee, nhân dân tệ và các loại tiền tệ khác ngoài USD sẽ ngày càng tăng.

Vấn đề thứ ba là hầu hết các quốc gia trên thế giới không tin tưởng vào mức độ hiệu quả của các lệnh trừng phạt và cũng không đứng về phía nào trong cuộc xung đột Nga - Ukraine. Nếu cộng tất cả quốc gia và khu vực áp lệnh trừng phạt Nga, bao gồm Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Singapore, Australia, New Zealand và một số quốc gia khác, tổng dân số của họ chỉ chiếm 14% dân số thế giới.

Vấn đề thứ tư là "hiệu ứng boomerang". Các lệnh trừng phạt không chỉ gây tổn hại cho Nga mà còn cho toàn bộ nền kinh tế thế giới, gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng, lạm phát và thiếu lương thực. Đây là lý do nhiều nước châu Âu vẫn tiếp tục nhập khẩu khí đốt và dầu mỏ từ Nga, đồng thời một số nước vẫn đồng ý giao dịch với Nga bằng đồng rúp. "Hiệu ứng boomerang" cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đảng Dân chủ Mỹ trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 tới, khi tình hình lạm phát khiến các cử tri thay đổi lá phiếu của họ.

Vấn đề thứ năm liên quan đến nhu cầu về năng lượng và ngũ cốc của Nga. Khi sản lượng xuất khẩu của Nga giảm, giá cả của các mặt hàng này trên thế giới lại tăng lên. Do vậy, sản lượng xuất khẩu của Nga có thể thấp hơn, nhưng doanh thu từ xuất khẩu vẫn gần bằng, thậm chí cao hơn trước đây.

Vấn đề thứ sáu liên quan đến địa chính trị. Các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc, coi cuộc xung đột Nga - Ukraine ở mức độ nào đó là cuộc chiến của Nga nhằm chống lại sự mở rộng của NATO sang Ukraine. Đó là lý do Trung Quốc liên tục tuyên bố rằng lợi ích an ninh chính đáng của Nga đang bị đe dọa.

Mỹ tuyên bố NATO chỉ là một liên minh phòng vệ, nhưng Nga, Trung Quốc và những nước khác lại không nghĩ như vậy. Họ nhìn vào các hành động quân sự của NATO ở Serbia, Afghanistan hay Libya để lý giải cho sự hoài nghi về liên minh này.

Các nhà lãnh đạo Nga đã phản đối việc NATO mở rộng về phía đông kể từ khi NATO bắt đầu quá trình này vào giữa thập niên 1990 với việc Cộng hòa Séc, Hungary và Ba Lan gia nhập liên minh. Điều đáng lưu ý là khi Tổng thống Putin kêu gọi NATO dừng mở rộng sang Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thẳng thừng từ chối đàm phán với Nga về vấn đề này.

Nhiều quốc gia, trong đó chắc chắn có Trung Quốc, sẽ không ủng hộ việc gây sức ép toàn cầu đối với Nga và dẫn đến sự mở rộng của NATO. Các nước trên thế giới vẫn mong muốn hòa bình, chứ không phải là một chiến thắng của Mỹ hoặc NATO trong cuộc chiến ủy nhiệm với Nga.

Mỹ và NATO cho rằng việc viện trợ vũ khí cho Ukraine sẽ khiến quân đội Nga tổn thất nặng nề và các đòn trừng phạt sẽ buộc Moscow phải dừng chiến dịch quân sự. Tuy nhiên, tình hình chiến sự hiện nay cho thấy các biện pháp của phương Tây không thể cản đà tiến công của Nga, thậm chí xung đột vẫn tiếp tục leo thang. Trong khi đó, Ukraine cũng bị tổn thất nặng nề. Điều này cho thấy, chiến lược của Mỹ tại Ukraine có thể "giáng đòn" lên Nga, nhưng cũng không bảo vệ hoàn toàn Ukraine.

Giải pháp từ hai phía

Lối thoát nào cho vòng xoáy xung đột Nga - Ukraine? - 3
Phái đoàn Nga - Ukraine đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: Reuters).

Như vậy, không phải các lệnh trừng phạt hay các chương trình viện trợ vũ khí, mà chỉ một thỏa thuận hòa bình mới có thể kết thúc cuộc xung đột Nga - Ukraine. Việc áp lệnh trừng phạt hay viện trợ vũ khí chỉ làm suy yếu sự ổn định về kinh tế và chính trị toàn cầu, đồng thời chia rẽ các nước thành hai phe ủng hộ hoặc phản đối NATO.

Chính sách ngoại giao của Mỹ hiện nay là trừng phạt Nga, nhưng không đem lại nhiều cơ hội thành công thực sự cho Ukraine hoặc cho lợi ích của Mỹ. Thành công thực sự là Nga rút quân, trong khi Ukraine được đảm bảo an ninh và an toàn. Những kết quả này chỉ có thể đạt được trên bàn đàm phán. Bước quan trọng là Mỹ, các đồng minh NATO và Ukraine phải làm rõ rằng NATO sẽ không mở rộng sang Ukraine, đổi lại Nga ngừng chiến và rút quân khỏi Ukraine.

Nhận định với Dân trí, Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung tại Đại học Fulbright Việt Nam, cho rằng trong thời gian tới, Mỹ và NATO sẽ tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chính cùng một lúc. Một mặt, Mỹ và NATO sẽ tiếp tục viện trợ vũ khí có giới hạn, chia sẻ thông tin tình báo cho Ukraine cũng như động viên tinh thần để chính quyền Kiev có thể duy trì kháng cự trong cuộc xung đột, đồng thời tránh mở rộng cuộc chiến sang các quốc gia khác thành viên NATO. Mặt khác, Mỹ và NATO tiếp tục mở rộng các biện pháp trừng phạt Nga sang nhiều thực thể khác nhau nhằm khiến cho nền kinh tế Nga sụt giảm nghiêm trọng trong thời gian sắp tới. Chính vì vậy, dù cuộc xung đột này có kết thúc theo kịch bản nào, Nga cũng sẽ không còn sức mạnh như trước đây cả về kinh tế lẫn quân sự khi họ đã đổ quá nhiều nguồn lực vào cuộc xung đột này.

Theo ông Trung, giải pháp cho xung đột hiện nay là NATO cam kết không mở rộng về phía Đông sát Nga, cũng như không kết nạp Ukraine làm thành viên. Ngoài ra, phương Tây cũng phải dừng các hoạt động trừng phạt kinh tế Nga, trong khi phía Nga cũng rút quân khỏi Ukraine và ngừng hỗ trợ các lực lượng ly khai thân Nga ở khu vực Donbass. Liên Hiệp Quốc có thể giữ vai trò giám sát các bên thực thi ngừng bắn và rút quân ở Ukraine.

Tuy nhiên, ông Trung nhận định hiện rất khó để có giải pháp hay lối thoát cho tình hình chiến sự, do Nga vẫn chưa thực hiện được mục tiêu như tuyên bố ban đầu của Tổng thống Vladimir Putin sau khi Nga mở màn "chiến dịch quân sự đặc biệt" cách đây hơn hai tháng. Nga cho đến nay đã đưa ra một loạt đề xuất nhằm chấm dứt xung đột, trong đó Ukraine phải cam kết trung lập (không gia nhập NATO), không sở hữu vũ khí hạt nhân, công nhận Crimea thuộc Nga và công nhận độc lập của vùng ly khai Donbass. Do tốn quá nhiều chi phí cho cuộc xung đột cả trên thực địa trong khi nền kinh tế Nga bị thu hẹp lại do các lệnh trừng phạt kinh tế nên chính quyền Tổng thống Putin sẽ không dễ dàng chấm dứt xung đột khi họ chưa đạt được mục tiêu nào đó.

Theo Dân trí

Nga lên tiếng về mốc thời gian kết thúc chiến dịch quân sự tại UkraineNga lên tiếng về mốc thời gian kết thúc chiến dịch quân sự tại Ukraine
Cuộc chiến ở Ukraine: Nga muốn kết thúc, phương Tây muốn kéo dàiCuộc chiến ở Ukraine: Nga muốn kết thúc, phương Tây muốn kéo dài
Báo Mỹ: EU đề xuất loại bỏ dầu Nga vào cuối năm nayBáo Mỹ: EU đề xuất loại bỏ dầu Nga vào cuối năm nay
Ba Lan vẫn mua khí đốt Nga dù bị khóa van đường ốngBa Lan vẫn mua khí đốt Nga dù bị khóa van đường ống
Châu Âu đối mặt với suy thoái nếu Nga Châu Âu đối mặt với suy thoái nếu Nga "khóa van" hoàn toàn khí đốt