Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Lãnh đạo xã nhận sai khi "tự ý nuôi nhím giống"

06:55 | 28/04/2015

450 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Kết luận thanh tra khẳng định, lãnh đạo xã Quế Long đã không minh bạch, thiếu tính gương mẫu, giảm sút lòng tin của nhân dân trong vụ tự ý nhận 16 con nhím giống về nuôi.

>> Quan xã lại “ăn” nhím giống của dân nghèo

Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam - ông Lê Tấn Trung vừa ký kết luận thanh tra và quyết định xử lý kết luận thanh tra việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ phương án thực hiện mô hình chăn nuôi nhím thương phẩm thuộc chương trình "Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới" tại UBND xã Quế Long.

Kết luận cho biết, ngày 26/12/2011, Ban Quản lý xã Quế Long họp triển khai mô hình nuôi nhím thí điểm do ông Lê Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, chủ trì đã quyết định chọn 3 hộ được cấp 16 con nhím giống nuôi đó là Đỗ Văn Kiên, Đỗ Đình Hùng và Trần Hữu Sáu. Ngày 16/1/2012, Đỗ Văn Kiên bắt 2 con nhím đực, 2 con nhím cái và 1 con nhím con; Đỗ Đình Hùng bắt 2 con nhím đực, 2 con nhím cái và 2 con nhím con và Trần Hữu Sáu bắt 2 con nhím đực, 2 con nhím cái và 1 con nhím con.

Lãnh đạo xã nhận sai do nuôi nhím giống

 

Sau khi 3 "quan xã" này bắt hết 16 con nhím giống về nuôi thì đến ngày 25/3/2014 UBND xã Quế Long mới có Thông báo số 13/TB-UBND về việc đăng ký thực hiện mô hình chăn nuôi nhím thương phẩm, thông báo rộng rãi đến toàn dân đăng ký.

Kết luận thanh tra cho thấy, qua kiểm tra thực tế, làm việc với 4 trưởng thôn thời điểm năm 2011 gồm: Trung Thượng, Xuân Quê 1, Xuân Quê 2, Lộc Thượng 2 và một số thành viên Ban Quản lý, Ban Giám sát, Ban Phát triển, quân dân chính thôn, tổ dân cư đều khẳng định là họ không nhận được Thông báo số 63/TB-UBND để thông báo cho nhân dân và không nghe thấy xã thông báo rộng rãi đến nhân dân về đăng ký nuôi nhím, không biết nguồn vốn hỗ trợ - đối ứng.

Trước đó, khi vụ việc được phơi bày, trả lời báo chí, ông Lê Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Quế Long cho rằng, UBND xã có ra Thông báo số 63/TB-UBND thông báo công khai, gửi hết về cho các thôn trong xã để các hộ dân đăng ký nhận nhím giống, nhưng không có ai nhận nuôi nên UBND xã mới giao cho 3 cán bộ, lãnh đạo của xã nuôi.

Tuy nhiên, trong kết luận thanh tra, ông Lê Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Quế Long thừa nhận, sau khi được huyện phân bổ 170 triệu đồng nguồn vốn phát triển sản xuất thuộc chương trình "Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới" đã sử dụng cho mô hình nuôi nhím thương phẩm hết 156 triệu đồng, mô hình IPM 14 triệu đồng.

"Cá nhân tôi muốn có một mô hình phát triển sản xuất mới, tăng thu nhập cho nhân dân nên đã chỉ đạo xây dựng mô hình nuôi nhím, được thông qua Ban Thường vụ, UBND, Ban Quản lý qua các cuộc họp. Về phương án và tổ chức thực hiện phương án theo quy định là không hợp lý, không được nhân dân tham gia đầy đủ và lấy ý kiến của nhân dân, toàn bộ hồ sơ từ việc lập, phê duyệt phương án, quyết định chỉ định thầu, thông báo cho dân, hợp đồng với đơn vị cung ứng… đều được hợp thức trong thời gian ngắn có một tuần; việc Ban Quản lý thống nhất để 3 cán bộ cơ quan nhận nuôi nhím là do “suy nghĩ” nếu giao cho dân sẽ mất vốn nên có sai về đối tượng; việc kiểm tra, đôn đốc, thực hiện các văn bản như báo giá, hợp đồng… cũng có sai sót" – vị lãnh đạo xã này cho biết.

Còn ông Đỗ Đình Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Quế Long là người nhận nhím giống về nuôi cho rằng, việc giao 16 con nhím giống cho 3 cán bộ nuôi vì những người này đi tham quan mô hình cũng là những người có “điều kiện về kinh tế”. Nhưng do nhận thức cá nhân không được sáng suốt nên cùng Ban Quản lý chọn mô hình nuôi nhím, hiệu quả kinh tế của mô hình không cao; trách nhiệm tham mưu đặc biệt là giải ngân nguồn vốn phát triển sản xuất năm 2011 là chưa tốt; nhận thức chưa đến nơi, là thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý nhưng nhận nhím về nuôi gây dư luận không tốt, làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước.

Ông Lê Tấn Trung, Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn khẳng định, việc Ban Quản lý xã Quế Long chọn đối tượng tham gia mô hình nuôi nhím gồm 1 Chủ nhiệm hợp tác xã và 2 lãnh đạo chủ chốt đều là thành viên Ban Chỉ đạo là sai đối tượng của quyết định phê duyệt phương án, thể hiện tính chủ quan, không minh bạch, gây dư luận không tốt, ảnh hưởng đến uy tín cá nhân, chính quyền cơ sở và ý nghĩa của chương trình…

Tuy nhiên, Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn cho biết, giao Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Quế Long tiếp tục triển khai thực hiện mô hình. Thông báo rộng rãi cho nhân dân về đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn; tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi nhím cho nhân dân. Nếu có người dân đăng ký nuôi thì có kế hoạch tổ chức thu hồi và giao nhận nhím chăn nuôi theo phương án đã phê duyệt; nếu không có người đăng ký thì 3 hộ (gồm Phó Bí thư Đảng ủy xã, Phó Chủ tịch UBND xã và Chủ nhiệm HTX xã – PV) có trách nhiệm tiếp tục chăn nuôi nhím theo phương án được duyệt, bảo đảm phát huy hiệu quả của mô hình.

Về xử lý kỷ luật những cán bộ, Đảng viên, lãnh đạo sai phạm, Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn cho biết, kiến nghị Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo các Ban Xây dựng Đảng kiểm điểm, xử lý đối với tổ chức Đảng, người đứng đầu và Đảng viên có liên quan đến sai phạm theo phân cấp quản lý. Trong đó giao cho phòng Nội vụ của huyện tiến hành hướng dẫn, đôn đốc UBND xã tiến hành kiểm điểm, xử lý tập thể UBND, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới và các cá nhân sai phạm theo quy định.

Sau đó, tham mưu thành lập Hội đồng kỷ luật của huyện tiến hành kiểm điểm, xử lý tập thể, cá nhân sai phạm ở xã Quế Long theo thẩm quyền cấp quản lý cán bộ. Thời gian hoàn thành trước ngày 5/5/2015.

Xuân Hà (Năng lượng Mới)