Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Mất dân chủ ở nông thôn

06:00 | 02/04/2014

Theo dõi PetroTimes trên
|
Ở nông thôn ngày nay đang tái xuất hiện tầng lớp cường hào mới o ép, cưỡng bức bà con nông dân bằng mọi cách. Các ông quan xã toan tính tham ô lũng đoạn để làm giàu bất chính bằng việc đặt ra các loại phí, tu bổ đóng góp rất tùy tiện.

Năng lượng Mới số 309

Báo chí đã từng nêu việc ở nhiều nơi, một hạt thóc cõng cả chục loại phí có nguyên nhân để nuôi bộ máy cán bộ xã “đông như quân Nguyên”. Gần đây lại xuất hiện kiểu cưỡng bức bà con thực hiện ý chỉ của cấp trên và lợi dụng đục nước thả câu.

Chẳng hạn, dồn điền đổi thửa (DĐĐT) ở nông thôn hiện nay là một chủ trương đúng đắn nhằm giúp nông dân có điều kiện sản xuất hàng hóa, chấm dứt tình trạng manh mún, ruộng đất bị chia thành nhiều mảnh. Văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc này là rất rõ ràng.

Xin kể chuyện DĐĐT ở Hà Nội. Cách đây gần 2 năm, ngày 9/5/2012, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 68/KH-UBND, chỉ rõ: Thực hiện DĐĐT phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, đoàn kết, có sự đồng thuận cao của nhân dân. UBND các xã, thị trấn có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, triển khai, quán triệt sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương, chính sách của thành phố về công tác DĐĐT. Xây dựng phương án DĐĐT theo hướng dẫn của thành phố và tổ chức thực hiện sau khi được UBND cấp huyện phê duyệt…

Cán bộ dồn điền đổi thửa ở huyện Thanh Oai, Hà Nội

Thế nhưng khi thực hiện, chính quyền ở nhiều nơi chạy theo thành tích, chạy theo tiến độ, buộc bà con phải thực hiện bằng được. Nhiều nơi DĐĐT trở thành cơ hội kiếm chác như thu tiền đo đất, tiền vẽ bản đồ, chia lại, cắt xén diện tích và nhiều mưu ma chước quỷ khác.

Ngay trung tuần tháng 3, ở thôn Trường Xuân, xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội, để ép tiến độ, chính quyền xã cho công an về cưỡng chế dân phải DĐĐT. Quan gia kéo nhau ra tận bờ ruộng cấm cản cấy lúa, xô đẩy bà con ngã xuống ruộng bùn rồi khiêng lên bờ để dùng trâu bò xuống bừa nát đám ruộng vừa cấy xong. Con cái nghe tin mẹ bị đẩy ngã xuống ruộng và chạy vội ra thì ngay lập tức bị công an xã đẩy ngã đập đầu xuống đường phải đưa đi cấp cứu. Có người dại dột lấy điện thoại chụp cảnh cưỡng ép này liền bị bắt giam.

Hàng trăm người dân thôn Trường Xuân bất bình vì xã không chịu san gạt lại cho hợp lý. Đáng chú ý là sau DĐĐT nhiều bà con bị mất đất. Có nhà mất hơn nửa sào, trong khi đó xã còn rất nhiều nguồn đất quỹ 2 và đất từ việc phá bờ liền thửa. Có nhà sau dồn điền lại tăng thửa. Lý do khiếu kiện hiện nay còn do bức xúc, vì các cán bộ thôn, xã thường chọn cho mình và người thân ruộng đẹp, ruộng tốt, ruộng gần còn để lại ruộng xấu, ruộng xa cho dân. Thế là sinh chuyện và có chuyện là họ đàn áp bằng cường quyền.

Còn ở xã Xuy Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, người ta không công bố quy hoạch, không cắm mốc giới đường, kênh mương, tự ý trừ lại đất, “dụ” dân ký vào giấy trắng, rồi lập văn bản khống…

Theo quy hoạch nông thôn mới, UBND huyện Mỹ Đức có Quyết định số 1048 phê duyệt quy hoạch của xã Xuy Xá. Không biết do hiểu sai, hay vì áp lực tiến độ mà lãnh đạo xã Xuy Xá đã bảo người dân rằng, nếu không DĐĐT sang năm 2014 sẽ không được hỗ trợ. Ngay sau đó, các thôn rầm rộ họp bàn để triển khai DĐĐT, thực hiện gắp phiếu, chia ruộng cho dân. Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Hà Nội đã có hướng dẫn ghi rõ: “…Ruộng sau chuyển đổi phải tiếp giáp với đường giao thông nội đồng, nhằm đảm bảo tính công bằng, thuận tiện cho tất cả các hộ gia đình, cá nhân…”. Ở đây, người ta không chia ruộng trên bản đồ mà chia trên thực địa, do đó có nhiều hộ trước đây 2 thửa, sau chia thành 3 thửa, thậm chí 4 thửa.

Sau DĐĐT không có đường, kênh mương thủy lợi. Vì thế, khi bà con không nhận ruộng. Lãnh đạo thôn, xã bèn “ép” đảng viên nhận trước, những hộ còn lại thì bị “đe” nếu không nhận ruộng thì xã không ký xác nhận khi xin giấy tờ, không xác nhận vay ngân hàng… Sợ bị trù úm nên nhiều hộ đành ấm ức nhận ruộng. Ngay đến đội trưởng đội 4, thôn Nghĩa cũng bức xúc vì trước đây có 3 thửa, sau DĐĐT phải nhận 2 thửa cách nhau hơn 1km và bị hụt 24m2.

Ép DĐĐT không xong, họ ép cái khác. Nhiều người xin giấy tờ, chứng nhận để con cái đi học sẽ bị làm khó như không ký hoặc có ký nhưng lại phê là không chấp hành chính sách… Lắm người méo mặt do không được xác nhận vay vốn vì phản đối ép nhận ruộng.

Theo tố cáo của bà con, khi tiến hành DĐĐT, Ban Chỉ đạo DĐĐT xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội đã làm sai hướng dẫn của thành phố. Xã này lập Ban Chỉ đạo DĐĐT sai quy trình, dẫn đến xây dựng đề án DĐĐT cũng sai. Cụ thể, xã không tiến hành rà soát lại số hộ, số khẩu được giao đất theo Nghị định 64/1993; không thông báo công khai và tổ chức họp dân chiếu lệ… Đây chính là nguyên nhân xảy ra vụ tranh cãi, xô xát giữa hàng trăm người dân với một số cán bộ Ban DĐĐT và Công an xã Cổ Đô…

Các nhà xã hội học nhận xét rằng, thiên tai, sâu bệnh, phí cao cũng không  làm cho bà con kinh hãi bằng cách điều hành mất dân chủ ở nông thôn! Việc tốt mấy mà vào tay đám cường hào mới cũng trở nên xấu!

Bảo Dân