Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Làm gì để thu hút mạnh hơn vốn FDI

08:42 | 02/11/2022

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Các chuyên gia kinh tế nhân định, Việt Nam đang trở thành “địa chỉ đỏ” trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, muốn gọi vốn FDI nhiều hơn, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh.
Làm gì để thu hút mạnh hơn vốn FDI
Làm gì để thu hút mạnh hơn vốn FDI

Ông Leif Schneider - Trưởng tiểu ban Pháp luật Hiệp hội Các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham): Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

TP Hồ Chí Minh liên tục đứng đầu về số liệu đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với số vốn 3,74 tỉ USD vào năm 2021. Một làn sóng nhà đầu tư mới đang đến Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh cho các doanh nghiệp nước ngoài và TP Hồ Chí Minh có vị trí tốt để thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên, các dự án đầu tư nước ngoài vẫn còn gặp khó khăn khi áp dụng các quy định, quy tắc và thủ tục tại Việt Nam.

Doanh nghiệp nước ngoài thường phải đối mặt với thời gian không xác định của các thủ tục cấp phép đầu tư (hoặc phê duyệt M&A). Bên cạnh đó là yếu tố con người. Việt Nam có những ưu thế về lực lượng lao động lớn với chi phí tương đối thấp, đây là điểm thuận lợi. Nhưng, trình độ học vấn tổng thể của người lao động chưa cao, lại bất đồng về ngôn ngữ, đã gây khó khăn trong quá trình giao tiếp và trực tiếp đến quá trình làm việc. Yếu tố con người được xem là tiên quyết. Thị trường lao động của Việt Nam sẽ phải thích ứng với yêu cầu ngày càng cao trong giáo dục và đào tạo.

Ngoài ra, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng trong nước để hỗ trợ việc phát triển các hoạt động thương mại và sản xuất đang gia tăng trong vùng đô thị. Chính quyền cần chủ động trong việc giao tiếp với các nhà đầu tư để tạo sự minh bạch, có thể biến “băng đỏ” thành “thảm đỏ” thu hút đầu tư.

Làm gì để thu hút mạnh hơn vốn FDI

Bà Cao Thị Phi Vân - Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP HCM (ITPC): Cần chiến lược dài hạn thu hút FDI

Qua thời gian, lĩnh vực đầu tư tại thị trường TP Hồ Chí Minh ngày càng có nhiều dấu hiệu tích cực.

Ở giai đoạn đầu, Việt Nam trong bối cảnh mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài nên kết quả thu hút vốn FDI còn ít, vốn FDI chưa tác động đến kinh tế - xã hội đất nước. Các nhà đầu tư tại TP Hồ Chí Minh bắt đầu thăm dò thị trường và theo xu hướng tăng theo từng năm. Những năm tiếp theo có đặc trưng từng giai đoạn và nhìn chung là tăng trưởng ổn định ở mức cao.

Nhờ chính sách tích cực của Trung ương và TP Hồ Chí Minh trong kiềm chế lạm phát, tái cơ cấu, tác động trực tiếp đến nền kinh tế góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi môi trường kinh doanh, đầu tư. Đây là một yếu tố quan trọng tạo đà cho hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài vào một chu kỳ tăng trưởng mới. Hiện nay, TP Hồ Chí Minh đang có 115 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư với 10.925 dự án còn hiệu lực, tổng vốn FDI đạt 78,32 tỉ USD.

TP Hồ Chí Minh có nhiều lợi thế để thu hút đầu tư. Bên cạnh vị trí chiến lược thuận lợi, diện tích lớn cùng mật độ dân số cao, lao động có trình độ chuyên môn, trung tâm sản xuất và dịch vụ công nghệ cao lớn nhất cả nước, đồng thời là một đô thị đa văn hóa thích hợp cho người nước ngoài tìm đến làm việc, sinh sống và du lịch.

Ngoài ra, chính quyền TP Hồ Chí Minh luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và tích cực triển khai các hoạt động nhằm cải thiện môi trường đầu tư như: Gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp; thành lập tổ công tác đầu tư do Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh làm tổ trưởng, lồng ghép trong chủ đề hoạt động của thành phố các năm 2019, 2020, 2021.

Tuy nhiên, song song với lợi thế trong thu hút đầu tư, môi trường đầu tư của TP Hồ Chí Minh cũng đang đối mặt những thách thức, khó khăn về kết nối hạ tầng, logistics, năng suất lao động... Theo đó, để thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại, TP Hồ Chí Minh cần một chiến lược thu hút FDI dài hạn.

Làm gì để thu hút mạnh hơn vốn FDI

TS Phan Hữu Thắng - Chủ tịch Viện Nghiên cứu đầu tư quốc tế: Đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Trong khối ASEAN, từ năm 2015, Việt Nam đã vượt qua Malaysia để trở thành nước tiếp nhận nguồn vốn FDI lớn thứ 3 trong khu vực, sau Singapore và Indonesia. Việt Nam cũng thuộc số ít nước trong khối ASEAN duy trì được dòng vốn FDI ổn định qua nhiều năm.

Tính đến tháng 8-2022, tổng vốn FDI đăng ký, cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 16,8 tỉ USD, bằng 87,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tuy vốn đăng ký mới chưa hồi phục hoàn toàn sau sự gián đoạn của các biện pháp chống dịch năm 2021, nhưng vốn điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần tăng lần lượt là 50,7% và 3,6%. Lũy kế đến ngày 20-8-2022, cả nước có 35.539 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 430 tỉ USD, bằng 61,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Để tiếp tục thu hút FDI trong thời gian tới, cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện luật pháp, chính sách; rà soát, đánh giá các dự án đầu tư đang hoạt động, từ đó xây dựng chiến lược, định vị lại lợi thế của Việt Nam. Cần chú trọng điều chỉnh hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, thể hiện tính liên ngành, liên vùng, gắn với thị trường, đối tác đầu tư và dự án cụ thể.

Để đón làn sóng đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mới, Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng cần chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về chất lượng và số lượng cho nhiều lĩnh vực; tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, để thu hút đầu tư nước ngoài.

Trong một cuộc khảo sát của Cushman & Wakefield, hơn 200 đại diện cấp cao từ các công ty đầu tư hàng đầu đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư ưu tiên nhất và nhì trong nhóm các thị trường mới nổi. Việt Nam chiếm gần 80% số phiếu bầu cho hai vị trí ưu tiên đó, theo sau là 75% cho Ấn Độ

P.V