Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Lại xuất hiện "chiêu" lừa đảo mới

20:59 | 11/06/2014

Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 11/6, Công an phường Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã bàn giao đối tượng Nguyễn Văn Cường cho Công an tỉnh Bắc Kạn để tiếp tục làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Vào hồi 0h15 ngày 11/6, trong quá trình đi tuần tra trên địa bàn, tổ công tác Công an phường Quảng An phát hiện một nam thanh niên có biểu hiện khả nghi nên tiến hành kiểm tra hành chính. Tuy nhiên, khi thấy lực lượng công an, đối tượng này có biểu hiện sợ sệt, nói chuyện quanh co... đặc biệt, không có giấy tờ tùy thân nên mời về trụ sở công an để làm rõ.

Nguyễn Văn Cường tại cơ quan công an.

Tại cơ quan công an, nam thanh niên khai nhận tên là Nguyễn Văn Cường, quê ở huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan công an xác định, Nguyễn Văn Cường là một tên lừa đảo chuyên nghiệp. Đầu tháng 2/2014, tại một nhà nghỉ ở thành phố Tuyên Quang, Cường sử dụng điện thoại di động vu vơ bấm vào một loạt các số thuê đẹp. Hễ đầu dây bên kia bắt máy là Cường tắt máy.

Trong số các thuê bao mà Cường nháy máy, một người đàn ông tên Nguyễn Duy Thiện ở Bắc Kạn, hiện đang là Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Vĩnh Phát, tưởng bạn mình máy hết tiền nên gọi lại.

Khi Cường nghe máy thì anh Thiện hỏi: “Ai đấy?”.

Cường liền trả lời một câu vu vơ: “Anh đây mà, không nhận ra anh sao!”.

Anh Thiện liền nói: “Vượng hả?”

Cường trả lời: “Đúng rồi, gớm có mấy hôm không liên lạc mà chú đã quên anh”.

Sau một hồi nói chuyện, thanh niên 21 tuổi nói với anh Thiện rằng, đang cần một khoản tiền gấp để giải quyết công việc. Vì nghĩ đầu máy bên kia là bạn thâm giao nên anh Thiện không ngần ngại mà chuyển khoản cho Cường 32 triệu đồng. Sau khi lừa được tiền, Cường rút toàn bộ để tiêu xài.

Trao đổi với PetroTimes, anh Nguyễn Duy Thiện nói: "Hôm ấy là sáng sớm ngày 20/5/2014, tôi đang ngủ tại một nhà nghỉ tại thị xã Bắc Kạn, tự nhiên thấy có số điện thoại liên tục gọi tới. Khi tôi nghe máy thì bên kia tắt máy. Tôi gọi lại thì bên kia đầu dây liền nói cho anh vay ít tiền, anh đang cần việc gấp. Nghe giọng quen quen, tôi liền hỏi anh Vượng Báo Nông nghiệp Việt Nam à. Thì bên kia đầu dây trả lời là đúng rồi. Chú cho anh vay tiền nhanh nhé. Tôi cứ nghĩ là anh Vượng đi công tác tại Tuyên Quang gặp việc gì bất trắc đã phải gọi tôi giúp gấp. Tôi đã không mảy may gì về hành vi lừa đảo, ngay lập tức tôi ra Ngân hàng Nông nghiệp Bắc Kạn chuyển vào số tài khoản của hắn đọc để chuyển 12 triệu đồng. Chuyển tiền được một lúc, hắn lại gọi điện thoại liên tiếp và nói rằng đang rất cần tiền.

Tôi hoảng quá, chẳng biết anh Vượng bị sao mà cần gấp thế. Lúc đó tôi đã hết nhẵn tiền, liền đi vay những chỗ quen biết được 20 triệu và tiếp tục chuyển vào tài khoản đó. Cứ tưởng như thế là xong, nhưng lạ là không thấy anh Vượng điện thoại cảm ơn, trong khi anh Vượng nổi tiếng là người lịch sự, sao không nói năng gì...

Sáng ngày hôm sau, bên kia đầu dây lại dùng số điện thoại khác gọi vào máy tôi liên tục, đề nghị tôi chuyển gấp 100 triệu đồng. Vẫn tưởng là anh Vượng nên đi vay nhưng không được. Sau đó, bên kia đầu dây gia sức thúc ép tôi liên tục...

Đến khoảng 9h tối ngày 21/5, tôi đành điện thoại cho anh Vượng, để nói lại là sáng mai về Thái Nguyên chuyển tiền. Nghe điện thoại của tôi, anh Vượng ớ người và mắng tôi là có gọi điện vay tiền bao giờ đâu. Lúc này tôi mới hay mình bị lừa. 

Được biết, Nguyễn Văn Cường cũng vừa mãn hạn tù 20 tháng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cũng với thủ đoạn như trên, Cường lừa được một người đàn ông không quen biết ở Tuyên Quang số tiền hơn 30 triệu đồng.

Hiện vụ việc đang được điều tra mở rộng.

Thiên Minh