Kỳ III: Giành giật trên Mặt Trăng - hậu quả khôn lường
Bức ảnh năm 1992 cho thấy Mặt Trăng có các loại đá với nhiều thành phần hóa học khác nhau (Nguồn: NASA) |
Cuộc chiến đất hiếm giờ đây đã bước sang trang mới, được đánh dấu bằng sự kiện tàu vũ trụ Chandrayaan-3 đổ bộ thành công lên mặt trăng. Mục đích của Ấn Độ là khám phá nguồn nước bị băng hóa tại cực Nam của mặt trăng, bởi theo các nhà khoa học, tiếp cận được nó cũng có nghĩa là mở đường cho sự sinh tồn lâu dài ngoài trái đất cho loài người.
Với các quốc gia, có một tầm nhìn ngắn hạn hơn – đó là tìm cách xây dựng các căn cứ để khai thác các tài nguyên vô giá trên Mặt Trăng, bao gồm đất hiếm và khí Heli-3. Các nhà khoa học ước tính hàng triệu tấn khoáng sản các loại, bao gồm đất hiếm, nhôm, titan hay bạch kim – tất cả đều thiết yếu cho ngành công nghệ đang bùng nổ ở trái đất.
Dù các khoáng sản trên Mặt Trăng có tiềm năng kinh tế vô cùng to lớn, nhưng khai thác tràn lan sẽ kéo theo một cơn ác mộng về môi trường mà con người có thể sẽ phải hứng chịu.
Xóa đi kho tàng lịch sử vũ trụ
Theo các nhà khoa học, Mặt Trăng không có bầu khí quyển như Trái đất, do đó các bề mặt của nó không bị phong hóa hay biến chuyển theo thời gian. Mỗi 1 triệu năm, bề mặt của hành tinh này chỉ nhích thêm 3mm. Có nghĩa những hình ảnh trên Mặt Trăng mà chúng ta nhìn được từ trái đất ngày hôm nay cũng gần giống như 4,5 tỷ năm về trước.
Do đó trong con mắt các nhà khoa học, Mặt Trăng chính là một tập hồ sơ địa chất cổ xưa về sự hình thành của vụ trụ và các thiên thể. Thế nhưng, những kiến thức vô giá đó có nguy cơ biến mất ngay từ những hoạt động thăm dò, đổ bộ và khai thác trong tương lai của con người.
Vào năm 1985, nhà khoa học Krafft Ehricke đã ước tính để đảm bảo cho một khu định cư hoàn chỉnh, con người sẽ phải khai thác một khu vực rộng hơn 7km2 và sâu 5 mét. “Bất kỳ tảng đá nào bị phá hủy đều có thể chứa những manh mối địa chất có giá trị về cách Mặt Trăng, và rộng hơn là Trái đất, hình thành”, theo Richard Tangum, giáo sư về thiên văn học của ĐH Texas,
“Vết sẹo” môi trường không thể cứu vãn
Ngay từ thập niên 1980, các nhà khoa học đã tuyên bố khai thác bề mặt Mặt Trăng sẽ tiềm ẩn những hậu quả khôn lường về môi trường.
Triển vọng khai thác tài nguyên trên Mặt Trăng tiềm ẩn nhiều hậu quả môi trường (Ảnh: Space) |
Năm 1984, Nhóm chuyên gia về Căn cứ Mặt Trăng nêu lên trong cuộc họp tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos (Mỹ) rằng “Hầu hết các hoạt động khoa học về Mặt Trăng đều yêu cầu bảo tồn môi trường độc đáo của Mặt Trăng. Hoạt động của căn cứ Mặt Trăng có thể ảnh hưởng đến môi trường này theo những cách bất lợi, đặc biệt nếu hoạt động công nghiệp mở rộng”.
Tác động đó là gì? Theo nhiều chuyên gia, khai thác tài nguyên trên Mặt Trăng có thể khiến áp suất khí quyển mặt trăng tăng lên, thay đổi thành phần khí quyển cũng như ảnh hưởng đến khả năng quan sát thiên văn từ Mặt Trăng. Chưa kể, mạng liên lạc vệ tinh của trái đất có thể tăng nền tấn số vô tuyến vốn rất thấp ở nơi đây.
Do đặc tính địa chất không biến đổi, Mặt Trăng sẽ tích tụ những “vết sẹo” không thể hàn gắn trên bề mặt do những nỗ lực khai thác rộng rãi của con người với tốc độ ngày càng tăng.
Các nhà khoa học cảnh báo “Mặt trăng, theo thời gian, có thể trở thành một vùng đất hoang tàn về mặt hình ảnh và khoa học” khi con người tiến hành khai thác mà không nghiên cứu kỹ lưỡng và có trách nhiệm trong việc duy trì trạng thái ban đầu. Điều này có nguy cơ gây ra những biến đổi khí hậu khó lường trên Trái đất trong tương lai.
Một "cơn sốt" mới trên mặt trăng
Điều đáng lo ngại hơn là luật pháp quốc tế còn quá mơ hồ trong việc áp đặt các cường quốc hành xử có trách nhiệm với Mặt Trăng.
Cuộc đua lên Mặt Trăng lần này không chỉ là câu chuyện của Mỹ và Liên Xô cũ, mà giờ đây là các cái tên mới như Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và một loạt các công ty tư nhân như SpaceX ở Mỹ và SpaceIL ở Israel.
Các cường quốc sẽ không từ bỏ lợi ích kinh tế từ Mặt Trăng vì mục đích chung của nhân loại. |
Mối quan tâm duy nhất hiện nay là tìm cách xây dựng sự hiện diện lâu dài trên Mặt Trăng để nghiên cứu triển vọng kinh tế khả thi từ nơi này, thay vì các mục tiêu nghiên cứu khoa học chuyên sâu và đánh giá tác động môi trường, theo các nhà nghiên cứu.
Hiệp ước Mặt trăng năm 1979 gần như là văn bản duy nhất cố gắng bảo vệ Mặt Trăng bằng cách kêu gọi nó trở thành "di sản chung của nhân loại". Thế nhưng, chưa có cường quốc vũ trụ lớn nào, như Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản, ký kết nó.
Bản chất của vấn đề nằm ở thuật ngữ “di sản chung” - hàm ý quyền sở hữu chung và sự phân bổ công bằng các nguồn lực. Rõ ràng, trong cuộc đua tài nguyên căng thẳng như hiện nay, khó có quốc gia nào chấp nhận số tiền thu được từ việc bán tài nguyên được khai thác trên Mặt trăng phải được phân bổ đều cho các nước khác.
Như Stuart Clark, nhà thiên văn học lỗi lạc người Anh, thừa nhận: “Có vẻ như rất ít quốc gia sẵn sàng từ bỏ lợi nhuận của mình vì lợi ích chung”.
Không có một quy định ràng buộc, cũng như thiếu một cơ quan quốc tế quản lý việc khai thác tài nguyên (có nêu trong hiệp ước 1979), rõ ràng cuộc tranh giành tài nguyên trên Mặt Trăng sẽ chỉ dẫn tới một “cơn sốt” mới ngoài không gian, nơi tâm lý “kẻ thắng sẽ chiếm tất cả” chiếm ưu thế. Điều này sẽ có nguy cơ gây ra việc khai thác tài nguyên tràn lan trên Mặt Trăng, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho con người trên Trái đất trong tương lai.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Khoanh định vùng cấm khai thác khoáng sản tại Quảng Ninh |
Khắc phục khó khăn trong tiêu thụ than, khoáng sản |
Những bước tiến dài và nhanh |
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?
-
Giá dầu hôm nay (23/11): Dầu thô tăng trong phiên