Kiệt tác si hóa thạch giá hơn 10 cây vàng; Vảy cá miền Tây đắt hàng, giá cao không tưởng
Si cổ mini giá 400 triệu đồng
Cây thuộc dòng bonsai nhỏ nhưng có gốc lớn, nổi những u cục tứ diện. |
Đây là tác phẩm si cổ mini bán với giá 400 triệu đồng trong cuộc đấu giá tại triển lãm cây cảnh Yên Tử (2018). Chủ nhân của tác phẩm là anh Sang (Hải Dương).
Bông tán phân chia hợp lý nhằm phô được bộ gốc cổ thụ hiếm có. |
Người chiến thắng trong cuộc đấu giá là anh Lộc (Hải Dương). Anh cho biết, đây là cây si cổ hóa thạch có nguồn gốc ở Đông Anh (Hà Nội)
“Tôi vừa nhượng lại cho anh Sang với giá cao hơn thời điểm đấu giá. Không muốn bán nhưng anh em quá thích cây này nên tôi nhượng lại chứ tiền nong cũng không quan trọng”, anh Lộc chia sẻ.
Bộ răm rất nhỏ cũng được làm rất công phu. |
Theo giới chơi cây đánh giá, đây là một kiệt tác trong trong dòng cây cảnh bonsai nghệ thuật tầm nhỏ cây được làm tỉ mỉ công phu. Giá trị nghệ thuật rất cao, đòi hỏi người nghệ nhân xưa phải kiên trì, cắt giật từng chút một.
Cụ thể, cây si cổ có chiều cao khoảng 30cm, bóng tán rộng khoảng 50cm. Thân mốc meo, xù xì nổi u cục tứ diện. Cây si được trồng trên đất và ký một ít đá, 9 ngọn tỏa ra xung quanh trên một bệ rễ vững chãi đúng như tên của tác phẩm.
Bộ răm rất nhỏ cũng được làm rất công phu. “Cây nhỏ thì làm răm lại càng khó hơn cây lớn”, anh Lộc cho biết.
Kỳ lạ thương lái tranh mua vảy cá ở miền Tây với giá rất cao
Nhiều người dân ở làng khô Phú Thọ không hiểu các thương lái thu mua vảy cá để làm gì, tuy nhiên với họ, bán được thứ bỏ đi này là có thêm chút thu nhập. |
Từ thông tin phản ánh của người dân, PV tìm đến làng khô Phú Thọ tìm hiểu sự việc thì đúng như người dân phản ánh. Tại đây, theo người dân cho biết, việc thương lái thu mua vảy cá đã xuất hiện từ năm 2017, tuy nhiên thời điểm này giá chỉ có 500 đồng/kg còn hiện tại là 5.000 đồng/kg, thậm chí tăng lên 10.000 đồng/kg.
Một người dân chuyên thu mua cá lóc rồi làm khô bán cho biết, ban đầu những người thu mua vảy cá chỉ có 500 đồng/kg, sau đó tăng dần lên 2.000 đồng/kg. Thời gian gần đây có thêm nhiều thương lái khác đến tranh mua, giá từ 10.000 -12.000 đồng/kg.
Còn theo ông Đỗ Công Bình - giám đốc Công ty CP khô Tứ Quý (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) cho biết, thời gian qua có nhiều thương lái đến gặp ông bàn chuyện thu gom vảy cá từ những hộ làm khô. Vảy cá họ thu mùa chủ yếu là cá lóc, cá sặc rằn.
Cũng theo ông Bình, nhiều lần hỏi thăm những người thu mua vảy cá để nhằm mục đích gì, tuy nhiên các thương lái không cho biết. Ông Bình nói: “Vảy cá lóc, cá sặc rằn lượng collagen rất ít, nếu họ mua về chỉ có thể xay ra làm thức ăn cho cá".
Còn bà Võ Thị Lệ Hoa thu gom vảy cá cho một thương lái ở TP Cao Lãnh (Đồng Tháp) gần 1 năm nay. Tuy nhiên, bà cũng cảnh giác với cách mua bán lạ đời này bằng cách yêu cầu thương lái đặt cọc 20 triệu đồng, bà mới đồng ý thu gom vảy cá.
Liên quan chuyện thương lái thu mua vảy cá, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Nông vẫn chưa nắm thông tin. Sau khi báo chí phản ánh, đơn vị này cho biết sẽ tìm hiểu vụ việc.
Chanh leo Colombia mốc meo giá gần triệu bạc/kg vẫn “cháy hàng”
Chanh leo ngọt Colombia có vẻ ngoài mốc meo.
Vào những ngày hè nắng nóng cao điểm, loại chanh leo ngọt Colombia dù có vẻ ngoài mốc meo, giá đắt gấp trăm lần chanh leo Việt nhưng vẫn rất được ưa chuộng, nhiều cửa hàng hoa quả thậm chí không đủ hàng để bán.
Chị Thúy Quỳnh (Hoàn Kiếm, Hà Nội), chủ một cửa hàng chuyên bán hoa quả nhập khẩu trên đường Lý Nam Đế vừa nói: “Cứ đến mùa hè là cửa hàng tôi lại nhập chanh leo ngọt Colombia này về, chẳng cần quảng cáo gì nhiều mà hàng bán chạy lắm, có khi còn không có đủ hàng để bán, nhất là vào đợt siêu nắng nóng như bây giờ”.
Quả chanh leo Colombia nào cũng có vỏ mốc meo tưởng như bị hỏng. |
Theo đó, chanh dây Colombia có độ ngọt đậm, mùi thơm đặc biệt và chỉ có chút vị chua thoang thoảng. Đó là lý do mà loại chanh này không cần pha chế, khi mua một bịch 2 quả sẽ có kèm một ống hút màu xanh dùng để cắm vào quả chanh và uống trực tiếp.
Theo khảo sát của phóng viên Dân trí, chanh leo ngọt Colombia đang được bán tại một số cửa hàng hoa quả nhập khẩu ở Hà Nội với giá 230.000 – 250.000 đồng/túi 2 quả kèm ống hút hoặc 780.000 – 850.000 đồng/kg được 8-9 quả.
Ruột chanh leo Colombia không khác gì chanh leo Việt. |
Đề cập tới chuyện vì sao giá chanh leo Colombia lại đắt đỏ đến vậy, anh Đạt Hưng (Đống Đa, Hà Nội), chủ một cửa hàng chuyên bán hoa quả ngoại trên đường Phan Chu Trinh chia sẻ: “Nhiều người bán quảng cáo chanh leo này có nguồn vitamin và chất xơ dồi dào, tốt cho tiêu hóa, tránh béo phì, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn ngừa bệnh tim mạch và chống nhiễm trùng. Ngoài ra còn tốt cho bệnh tiểu đường, giúp hạ nhiệt,… Thế nhưng, đó không phải là lý do khiến giá giá của chúng đắt đỏ vì loại chanh leo của Việt cũng có tác dụng tương tự như vậy”.
Chanh leo Colombia còn có thể cắm ống hút và ăn trực tiếp, không phải pha với đường, nước như chanh leo Việt. |
Theo đó, anh Hưng cho biết, giá loại chanh leo Colombia đắt là do chúng có hương vị đặc biệt, lại là hàng xách tay được vận chuyển từ Colombia về Việt Nam qua đường hàng không với chi phí vận chuyển rất cao. Ngoài ra, đây là loại chanh trồng theo phương pháp hữu cơ nên giá cũng cao hơn.
Theo Dân trí
Bơ Việt tìm đường xuất ngoại, vải thiều Lục Ngạn giá cao vẫn hút khách Ngay từ đầu mùa, giống vải thiều Lục Ngạn cung đã không đủ cầu mặc dù giá cao gấp đôi. Trái bơ, mận hậu Sơn La được đánh giá chất lượng cao nên có nhiều cơ hội xuất khẩu sang các thị trường khó tính. |
-
Thực phẩm chay - lựa chọn tinh tế và lành mạnh mùa Vu Lan
-
Nghệ thuật Bonsai trong dịp Tết - Kết nối với tinh hoa thiên nhiên
-
Kiến nghị thí điểm thêm 9 tuyến xe buýt điện tại Hà Nội
-
Quýt lục bình "khổng lồ" giá hàng chục triệu đồng hút khách
-
Doanh nhân Việt bỏ tiền tỷ mua bonsai Nhật; Dân thường “sang chảnh” ăn đuôi tôm hùm 3 triệu đồng/kg
-
BRICS "nhấn ga" tái thiết tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce
-
Giá vàng hôm nay (23/10): Đồng loạt tăng
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 23/10: Giá dầu thế giới diễn biến trái chiều
-
Các chuyên gia nói gì về nhu cầu dầu từ nay đến năm 2035?
-
Yếu tố nào đang đè nặng lên thị trường dầu mỏ?