Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Không thể bán đất sân vận động Chi Lăng để thi hành án vụ Phạm Công Danh

15:37 | 01/07/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
Khu phức hợp sân vận động (SVĐ) Chi Lăng liên quan vụ án Phạm Công Danh “dính” sai phạm luật đất đai theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ; đồng thời chưa được lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết nên các tổ chức, cá nhân không thể đấu giá mua đất, không thể xử lý tài sản kê biên để thi hành án.
Không thể bán đất sân vận động Chi Lăng để thi hành án vụ Phạm Công Danh
Đất SVĐ Chi Lăng liên quan vụ án Phạm Công Danh đã bị "xẻ thịt" thành hàng chục lô đất, "dính" sai phạm luật đất đai, nên không thể bán đất, xử lý tài sản kê biên để thi hành án

Ngày 1/7, Cục Thi hành án dân sự TP Đà Nẵng đã báo cáo về việc xử lý tài sản là SVĐ Chi Lăng để thi hành án vụ Phạm Công Danh, chuẩn bị báo cáo tại kỳ họp giữa năm sắp tới của Hội đồng nhân dân thành phố (dự kiến khai mạc vào ngày 9/7).

Theo ông Trần Phước Thu - Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP Đà Nẵng, vụ án Phạm Công Danh - Cty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh là một trong những vụ việc phức tạp, tồn đọng, chưa thể thi hành án.

Cụ thể, theo bản án số 332/2016/HSST ngày 9/9/2016 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Bản án số 30/2017/HSPT ngày 24/01/2017 của Toà án nhân dân cấp cao tại TPHCM, Cục Thi hành án dân sự TP Đà Nẵng tổ chức thi hành một phần quyết định của Bản án nêu trên do Cục THADS thành phố Hồ Chí Minh ủy thác với số tiền gần 4.000 tỷ đồng. Tài sản thế chấp là 10 lô đất trong Khu phức hợp sân vận động Chi Lăng.

Tuy nhiên, theo Luật Đất đai năm 2003 thì Khu phức hợp SVĐ Chi Lăng thuộc diện đất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì thời hạn sử dụng đất là có thời hạn. 10 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại Khu phức hợp SVĐ Chi Lăng được cấp năm 2011 với thời hạn sử dụng đất lâu dài là vi phạm pháp luật đất đai về thời hạn sử dụng đất. Theo quy định pháp luật về đất đai và Kết luận số 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012 của Thanh tra Chính phủ thì thành phố phải thu hồi những Giấy chứng nhận này để điều chỉnh thời hạn sử dụng đất phù hợp với quy định.

Ngoài ra, khu phức hợp SVĐ Chi Lăng mới được phê duyệt sơ đồ ranh giới, chưa được lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết nên người nhận chuyển nhượng cũng không thể sử dụng đất vì việc sử dụng đất bắt buộc phải phù hợp với quy hoạch. Điều này dẫn tới việc các tổ chức, cá nhân không thể tham gia đấu giá để mua lại tài sản và làm cho việc xử lý tài sản kê biên để thi hành án không thực hiện được.

Liên quan đến SVĐ Chi Lăng, từ cuối năm 2018, ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết chính quyền thành phố đã có công văn đến Thủ tướng Chính phủ nêu nguyện vọng trả lại số tiền mà doanh nghiệp đã thực nộp khi được giao đất là 1.251 tỷ đồng để giữ lại đất sân vận động (SVĐ) Chi Lăng thông qua thi hành án vụ Phạm Công Danh. Mục đích của Đà Nẵng muốn lấy lại đất SVĐ Chi Lăng để phục vụ cho cộng đồng theo nguyện vọng của nhân dân thành phố muốn có lại một “chảo lửa” Chi Lăng với các trận thi đấu thể thao thu hút hàng ngàn khán giả.

Theo Dân trí

"Giải vây" khó khăn cho bất động sản: Sửa Luật, chấn chỉnh người thực thi
Doanh nghiệp địa ốc đua phát hành trái phiếu
Khó khăn đang bủa vây các doanh nghiệp bất động sản
Số dự án được chấp thuận đầu tư tại TP HCM giảm hơn 80%
6 lý do nhà ở trung tâm Sài Gòn đắt kỷ lục vẫn được săn lùng

dantri.com.vn