Khảo sát mới về thiên hà Milky Way đã chụp được 3,3 tỷ thiên thể
Nghiên cứu về hố đen vũ trụ, thiên hà đoạt giải Nobel Vật lý 2020 |
Cuộc khảo sát đã đánh dấu lần phát hành dữ liệu thứ hai của chương trình kể từ năm 2017, là danh mục lớn nhất về các vật thể thuộc Dải Ngân hà cho đến nay. Máy ảnh năng lượng tối nằm trên Kính viễn vọng 4 mét Víctor M. Blanco tại Đài quan sát liên Mỹ Cerro Tololo của Tổ chức Khoa học Quốc gia ở Chile, đã thu thập dữ liệu cho cuộc khảo sát này.
Các kính viễn vọng ở đây nằm ở độ cao khoảng 7.200 feet (2.200 mét) và có thể quan sát bầu trời phía nam rất chi tiết qua các bước sóng ánh sáng khả kiến và cận hồng ngoại. Hai bản phát hành dữ liệu từ Khảo sát máy ảnh năng lượng tối bao phủ 6,5% bầu trời đêm. Các nhà thiên văn học có thể sử dụng bản phát hành dữ liệu để lập bản đồ tốt hơn cấu trúc 3D của bụi và sao của thiên hà.
Hình ảnh chứa đầy các ngôi sao và đám mây bụi, là một đoạn trích nhỏ trong Khảo sát Mặt phẳng Máy ảnh Năng lượng Tối của Dải Ngân hà. |
Debra Fischer, giám đốc bộ phận khoa học thiên văn tại Quỹ Khoa học Quốc gia cho biết: “Đây là một kỳ công kỹ thuật. Các nhà thiên văn học sẽ nghiền ngẫm bức chân dung chi tiết của hơn ba tỷ ngôi sao trong Dải Ngân hà này trong nhiều thập kỷ tới. Đây là một ví dụ tuyệt vời thành quả của sự hợp tác giữa các cơ quan liên bang có thể đạt được”.
Một hình ảnh mới cho thấy các thiên thể được chụp bởi cuộc khảo sát bao gồm các ngôi sao và bụi trên đĩa thiên hà sáng của Dải Ngân hà. Các nhánh xoắn ốc của thiên hà cũng nằm trong mặt phẳng này. Bên cạnh đó, những điểm sáng chói như vậy khiến việc quan sát mặt phẳng thiên hà của Dải Ngân hà (nơi chứa phần lớn khối lượng hình đĩa của nó) là một nhiệm vụ hết sức khó khăn.
Các vệt bụi tối nhìn thấy trong ảnh che khuất ánh sao, trong khi ánh sáng phát ra từ các vùng hình thành sao khiến ta khó phát hiện độ sáng riêng lẻ của các thiên thể.
Bằng cách sử dụng Máy ảnh Năng lượng tối, các nhà thiên văn học có thể nhìn xuyên qua lớp bụi của mặt phẳng thiên hà bằng ánh sáng cận hồng ngoại và sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu để giảm thiểu hiệu ứng che khuất của các vùng hình thành sao.
Bộ dữ liệu đã được chia sẻ trong một nghiên trên đăng trên Tạp chí Vật lý Thiên văn Bổ sung. |
Tác giả chính của nghiên cứu Andrew Saydjari - nghiên cứu sinh tại Đại học Harvard, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian cho biết: “Một trong những lý do chính mang đến thành công của DECaPS2 là chúng tôi chỉ đơn giản chỉ vào một khu vực có mật độ sao cực cao và cẩn thận trong việc xác định các nguồn xuất hiện gần như chồng lên nhau. Làm như vậy cho phép chúng tôi tạo ra danh mục đối tượng được quan sát lớn nhất từ trước đến nay từ một camera duy nhất”.
Minh Đức
-
Quảng Ngãi: Khuyến cáo tàu thuyền tìm nơi tránh trú trước diễn biến của bão Trami
-
Bão Trami có thể chuyển hướng khi đến gần bờ nước ta
-
Bão Trami có thể đạt cường độ cực đại giật cấp 15 khi vào Biển Đông
-
Tử vi ngày 23/10/2024: Tuổi Dần phát huy tiềm năng, tuổi Dậu cơ hội phát triển
-
Quảng Ngãi: Các khu vực đỗ xe tránh mưa lũ
- Tử vi ngày 23/10/2024: Tuổi Dần phát huy tiềm năng, tuổi Dậu cơ hội phát triển
- Tử vi ngày 22/10/2024: Tuổi Tỵ cải thiện thu nhập, tuổi Tuất phát huy điểm mạnh
- Tử vi ngày 21/10/2024: Tuổi Sửu trải nghiệm mới mẻ, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ
- Tử vi ngày 16/10/2024: Tuổi Tỵ may mắn bất ngờ, tuổi Mùi cơ hội đầu tư
- Tử vi ngày 15/10/2024: Tuổi Dậu vận may tài chính, tuổi Dần ý tưởng thú vị