Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hành lang Giao thông Quốc tế Bắc-Nam có thay đổi tình trạng bị cô lập của Nga và Iran

15:49 | 21/05/2023

712 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tuần qua, Iran và Nga đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng phần cuối cùng của mạng lưới giao thông thương mại nối với vùng Vịnh và Ấn Độ, tránh các tuyến đường biển phương Tây.
Hành lang Giao thông Quốc tế Bắc-Nam có thay đổi tình trạng bị cô lập của Nga và Iran

Lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei, ở giữa, và Tổng thống Nga Vladimir Putin bên trái, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi bên phải. Tehran, Iran, ngày 19 tháng 7 năm 2022. Ảnh: AP.

Moscow Times đưa tin, tuyến đường sắt dài 164 km - mắt xích duy nhất còn thiếu trong Hành lang Giao thông Quốc tế Bắc-Nam (INSTC) từ phía đông bắc nước Nga qua Azerbaijan tới bờ biển phía nam của Iran và tới Ấn Độ bằng đường biển sẽ được hoàn thành trong vòng ba năm.

Hành lang Giao thông Quốc tế Bắc-Nam gồm các tuyến đường tàu, đường sắt và đường bộ, trải dài khoảng 7.200 km, tránh Kênh đào Suez giữa Địa Trung Hải và Biển Đỏ, được thiết kế để vận chuyển hàng hóa giữa Ấn Độ, Iran, Azerbaijan, Nga, Trung Á và một số nước Châu Âu như Belarus, Bulgari. Việc vận chuyển hàng hóa từ Saint Petersburg (Nga) đến Mumbai (Ấn Độ) sẽ mất khoảng 10 ngày, so với hành trình qua các tuyến thương mại truyền thống mất từ 30 đến 45 ngày.

Hành lang Giao thông Quốc tế Bắc-Nam có thay đổi tình trạng bị cô lập của Nga và Iran
Hành lang Giao thông Quốc tế Bắc-Nam. Ảnh: Tư liệu.

Tuyến đường sắt được lên kế hoạch sẽ kết nối Rasht, một thành phố ở miền bắc Iran và Astara băng qua biên giới với Azerbaijan.

Cả Nga và Iran đều cho đây là thỏa thuận mới nhất và là "một bước chiến lược quan trọng trên con đường hợp tác giữa Cộng hòa Hồi giáo Iran và Liên bang Nga". "Trục giao thông bắc-nam độc đáo này, trong đó có tuyến đường sắt Rasht–Astara, sẽ giúp đa dạng hóa đáng kể các luồng vận tải quốc tế", Tổng thống Nga Putin phát biểu khi chứng kiến lễ ký qua video.

Tờ Foreign policy đặt câu hỏi rằng, Nga và Iran đặt nhiều kỳ vọng vào nhau nhưng họ có thể hợp tác thương mại trong khi cạnh tranh đầu tư không?

Đối với Iran, INSTC có vai trò quyết định trong việc thay đổi hình thức vận chuyển hàng hóa trong khu vực và INSTC có thể biến Iran thành cửa hàng xuất khẩu nông sản của Nga cho các thị trường ở Trung Đông rộng lớn hơn.

Các khách hàng ngũ cốc lớn nhất của Nga là Algeria, Ai Cập, Iran, Israel, Libya, Pakistan, Ả Rập Saudi, Sudan và Thổ Nhĩ Kỳ; và nó phải đến được với họ qua eo biển Bosphorus do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát. Eo biển này về mặt kỹ thuật là lãnh thổ của NATO và Moscow lo ngại rằng liên minh này có thể hạn chế quyền tiếp cận của họ đối với nó. Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm các tàu chiến Nga tiếp cận Biển Aegean từ Biển Đen. Nếu việc sử dụng eo biển Bosphorus trở nên quá rủi ro, Iran có thể cho phép Nga tiếp cận nhiều thị trường trong số này một cách hiệu quả hơn—thông qua các tuyến đường sắt. Iran cũng muốn sử dụng INSTC để xuất khẩu hàng nông sản của mình sang thị trường Nga, nơi họ có thể cạnh tranh với hàng nông sản của Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, INSTC được mô tả như một đề xuất đôi bên cùng có lợi.

Nhưng có những thách thức sâu sắc hơn đối với quan hệ kinh tế Iran-Nga. Cả hai quốc gia đều cần tài chính và công nghệ cho ngành công nghiệp khí đốt và dầu mỏ, những lĩnh vực mà họ là đối thủ của nhau.

Trong hai thập kỷ, Tehran đã nỗ lực để trở thành một trung tâm khu vực lớn hơn cho trung chuyển đông-tây và bắc-nam. Tham vọng này đã thúc đẩy các kế hoạch cung cấp đường bộ, hệ thống đường sắt, cảng và mạng lưới đường ống dẫn dầu và khí đốt của Iran cho các quốc gia láng giềng đang tìm kiếm các lựa chọn vận chuyển tốt nhất để tiếp cận thị trường.

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine và gia tăng trừng phạt Nga từ phía Mỹ và các nước phương Tây đã khiến Nga phải xem xét kỹ hơn Iran dưới góc độ trở thành một trung tâm thương mại khu vực.

Tờ AsiaTimes phân tích cho rằng, INSTC được hình thành vào năm 2000 nhưng chưa bao giờ hoàn thành, INSTC ngày càng được cả Iran và Nga coi là giải pháp chống lại sự cô lập của phương Tây nhưng câu hỏi đặt ra là liệu nó có thể được xây dựng hay không.

Một vấn đề đối với các nhà hoạch định chiến lược của cả hai bên là hành lang thương mại sẽ đi qua Azerbaijan – quốc gia mà Iran đã đe dọa phá hủy. Thật vậy, quan hệ giữa các quốc gia Shiite láng giềng đã trở nên căng thẳng trong những tháng gần đây, khi cả hai nước đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự dọc theo sông Aras, ngăn cách Iran với Azerbaijan và Armenia.

Về phần mình, Baku sẽ được hưởng lợi về mặt kinh tế từ INSTC và theo Tổng thống Ilham Aliyev, công việc cơ sở hạ tầng liên quan đến hành lang giao thông ở Azerbaijan đã được hoàn thành. Sau khi đi vào hoạt động, 15 triệu đến 30 triệu tấn hàng hóa có thể được vận chuyển từ lãnh thổ Azerbaijan thông qua INSTC.

Moscow và Tehran đã cam kết các nguồn lực đáng kể để biến hành lang giao thông thành hiện thực. Với việc hoàn thành tuyến đường sắt Astara-Rasht-Qazvin, một hành lang vận tải sẽ kết nối các tuyến đường sắt hiện có của Nga, Azerbaijan và Iran với INSTC.

Moscow và Tehran có kế hoạch đầu tư tới 25 tỷ USD vào mạng lưới khu vực. Nếu hoàn thành, INSTC sẽ giúp các công ty Nga và Iran định hướng lại các thị trường phương Đông, tránh một số lệnh trừng phạt đang bóp nghẹt hoạt động của họ. Moscow có thể xem tuyến đường bộ với Iran là một khoản đầu tư tốt trong bối cảnh các nước phương Tây kiểm soát hầu hết các tuyến đường biển chính và đã áp đặt các hạn chế đối với tàu Nga.

Nhưng việc tạo ra một tuyến đường vận chuyển mới vẫn chưa được đảm bảo, có rất nhiều trở ngại tiếp tục cản trở hành lang hoạt động.

Đầu tiên, vẫn chưa chắc liệu Nga, mặc dù là một trong những nhân vật chính, có thể đảm bảo an ninh trên đoạn đường vận chuyển của mình hay không. Chính phủ Nga có kế hoạch xây dựng các con đường xung quanh Khasavyurt và Derbent - những thành phố quan trọng chiến lược nằm ở Dagestan, một khu vực bất ổn, cuộc chiến Ukraine, xu hướng ly khai ở Dagestan, chắc chắn sẽ phát triển, ảnh hưởng đến số phận của INSTC, AsiaTimes phân tích và cho rằng hiện tại INSTC dường như mang tính tham vọng hơn là thực tế.

Elena