Vì sao không có quốc gia phương Tây nào cấm vận Rosatom
Chính phủ Mỹ đang khẩn trương tìm cách sử dụng một số kho dự trữ uranium cấp độ vũ khí để giúp cung cấp nhiên liệu cho các lò phản ứng tiên tiến mới và khởi động một ngành công nghiệp được Mỹ coi là quan trọng đối với các quốc gia nhằm đạt được mục tiêu toàn cầu không phát thải. Người phát ngôn của Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) cho biết sản xuất uranium chất lượng cao và mức độ làm giàu thấp (HALEU) là một sứ mệnh quan trọng và tất cả các nỗ lực nhằm tăng sản lượng của nó đang được xem xét, đánh giá.
Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay đã làm mới mối quan tâm đến năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, các công ty Mỹ phát triển một thế hệ nhà máy điện hạt nhân nhỏ mới đang gặp phải một vấn đề lớn là chỉ có một công ty bán nhiên liệu HALEU cấp độ thương mại.
Hiện nay không có nhiều nguồn cung cấp HALEU mà các lò phản ứng cần. Chỉ có TENEX, một công ty con của Tập đoàn năng lượng hạt nhân nhà nước Nga Rosatom, bán HALEU thương mại vào lúc này. HALEU được làm giàu lên tới 20%, thay vì khoảng 5%, đối với uranium cung cấp năng lượng cho hầu hết các nhà máy hạt nhân.
Hiện nay không có quốc gia phương Tây nào cấm vận Rosatom, chủ yếu vì tầm quan trọng của Rosatom đối với ngành công nghiệp hạt nhân toàn cầu. Các nhà phát triển năng lượng hạt nhân Mỹ lo lắng rằng họ sẽ không nhận được đơn đặt hàng cho nhà máy của họ, và nếu không có đơn đặt hàng, các nhà sản xuất nhiên liệu tiềm năng khó có thể thiết lập và vận hành các chuỗi cung ứng thương mại để thay thế uranium của Nga.
Đây chính là lý do Chính phủ Mỹ đang khẩn trương tìm cách phát triển HALEU. Người phát ngôn của DOE cho biết: “Chúng tôi hiểu sự cần thiết phải hành động khẩn cấp để khuyến khích việc thiết lập nguồn cung cấp HALEU bền vững, theo định hướng thị trường”.
Người phát ngôn DOE cho biết, Chính phủ Mỹ đang trong giai đoạn cuối cùng để đánh giá lượng hàng tồn kho 585,6 tấn uranium làm giàu cao của Mỹ để phân bổ cho các lò phản ứng.
Việc Nga độc quyền HALEU từ lâu đã khiến Washington lo ngại nhưng cuộc xung đột ở Ukraine đã thay đổi cuộc chơi. Cả Chính phủ Mỹ và các công ty phát triển các lò phản ứng hạt nhân tiên tiến mới của Mỹ, như X-energy và TerraPower, đều không muốn phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ Nga.
Điện hạt nhân hiện tạo ra khoảng 10% điện năng trên thế giới và nhiều quốc gia hiện đang khám phá các dự án hạt nhân mới để cải thiện nguồn cung năng lượng, cũng như giúp đáp ứng các mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính.
Các công ty ở Mỹ và châu Âu đã có kế hoạch sản xuất HALEU trên quy mô thương mại nhưng ngay cả trong những tình huống lạc quan nhất, họ cho biết sẽ mất ít nhất 5 năm kể từ thời điểm quyết định tiến hành.
Mặc dù mức độ làm giàu 20% của HALEU thấp hơn nhiều so với mức khoảng 90% cần thiết cho vũ khí, các công ty cần có giấy phép đặc biệt để sản xuất nó. Các yêu cầu chứng nhận và an ninh bổ sung cũng được yêu cầu đối với địa điểm sản xuất, đóng gói và vận chuyển nhiên liệu.
Để đẩy nhanh quá trình, Chính phủ Mỹ đang tìm cách "chia nhỏ" uranium làm giàu ở cấp độ vũ khí trong kho dự trữ của mình, tuy nhiên, điều này cũng sẽ cần thời gian.
Thanh Bình
-
Các ngân hàng hàng đầu thế giới ủng hộ năng lượng hạt nhân
-
Các nhà đầu tư đặt cược vào sự trở lại của năng lượng hạt nhân
-
Phía sau việc phương Tây do dự trừng phạt ngành hạt nhân Nga
-
Bản tin Năng lượng xanh: Thủ tướng Nhật Bản Kishida tổ chức cuộc họp cấp Bộ trưởng về việc tái khởi động nhà máy hạt nhân của Tepco
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”
-
Nga dự kiến chi hơn 500 triệu USD xây dựng kho dự trữ kim loại quý
-
Trung Quốc “kiềm chế” mua vàng tháng thứ năm liên tiếp