Hà Nội nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần
Doanh nghiệp bán lẻ chống rác thải nhựa: Nhìn từ thế giới đến Việt Nam |
Đẩy mạnh triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Y tế |
Hơn 200 doanh nghiệp chung tay hành động chống rác thải nhựa |
Theo chỉ đạo mới nhất từ UBND thành phố Hà Nội, từ ngày 1/9/2019, các cơ quan hành chính nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội và đơn vị sự nghiệp trực thuộc thành phố thực hiện kế hoạch cắt giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và hoạt động khác của cơ quan, đơn vị.
Một số tỉnh thành phố thay vì sử dụng chai nước nhựa đã sử dụng chai bằng thủy tinh |
Thay thế bằng cách chuyển sang sử dụng bình nước thể tích lớn (hơn 20 lít) hoặc sử dụng các vật dụng chứa đựng sử dụng nhiều lần, vật liệu khác thân thiện với môi trường.
UBND thành phố cũng đề nghị các cơ quan đơn vị, người dân không sử dụng cốc nhựa, ống hút nhựa và giảm thiểu việc sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong các hoạt động mua sắm, vận chuyển tại cơ quan, nơi làm việc; đồng thời phát động và thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”, “Nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần”...
Yêu cầu của Thành phố được đưa ra nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về “Chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa” và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên & Môi trường về các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa.
Theo UBND thành phố Hà Nội, bắt đầu từ năm 2020, Sở Tài chính Hà Nội sẽ không bố trí kinh phí cho các khoản chi trong cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp để mua sắm các sản phẩm nhựa dùng một lần sử dụng trong các cuộc họp hội nghị hội thảo và các hoạt động khác của cơ quan đơn vị.
Nguyễn Bách
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo